Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tại sao khi ta phơi nắng lại bị bong (tróc) da?

Đa số chúng ta vẫn còn chưa rõ Mặt trời có những tác động như thế nào đối với da. Chẳng hạn, ánh Mặt trời có thể diệt vi khuẩn và virut trên da người. Tác động của ánh nắng, lớp da người có thể sinh ra một chất thúc đẩy quá trình co bóp của mạch máu da, qua đó làm tăng huyết áp. Tia cực tím (tử ngoại) trong ánh nắng có thể tạo ra vitamin D cần thiết cho cơ thể con người.

Trên lớp da có một chất kiềm sinh vật; tia cực tím trong ánh Mặt trời có khả năng biến chất kiểu này thành một chất làm giảm mạch máu, khiến cho lớp da trở nên rám đỏ và tróc da.

Dưới ánh nắng, da chúng ta xạm đen là do đâu? Trong da có một chất – axit hữu cơ; dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng, chất này biến thành một loại sắc tố màu nâu, gọi là hắc tố. Hắc tố đọng lại trên lớp da ngoài cùng, khiến ta nhìn thấy lớp da này có vẻ có "màu đen". Chính màu này bảo vệ da đỡ bị chịu tác dụng tiếp theo của ánh nắng.

Vì ánh Mặt trời có nhiều ảnh hưởng đối với da và cơ thể chúng ta, bởi vậy khi "tắm nắng", ta cần đặc biệt thận trọng. Em biết không chỉ cần phơi nắng thôi là đủ làm tăng huyết áp toàn thân và chế tạo được vitamin D dùng cho xương, cũng như cho nhiều việc khác.

Nhiều người ngại tuân theo những phiền phức trong quy định về tắm nắng đúng quy cách. Để tắm nắng hợp lý nhất, ta nên phơi nắng một cách từ từ, từng bước. Ngày thứ nhất, chỉ nên phơi nắng 1/5 cơ thể, trong thời gian 5 phút. Ngày thứ 2, phơi tiếp 1/5 khác của cơ thể, thời gian không quá 10 phút…

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình