Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Người ta nói hút thuốc lào ít nguy hiểm hơn hút thuốc lá vì khói thuốc đã được lọc qua nước phải không?

Thuốc lào khi cháy sẽ sản sinh ra hơn 100 độc chất trong đó nhiều chất cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ con người như Đi-ô-xít các-bon, lưu huỳnh, ni-cô-tin…

Thuốc lào (ở đây là loại thuốc lào nguyên chất, không sao tẩm) khi cháy cũng sinh ra đi-ô-xít các-bon và đặc biệt là lượng nicôtin rất cao. Một khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới tiến hành năm 1960 tại các quốc gia mà dân cư có truyền thống hút thuốc lào như Miến Điện, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia… cho thấy lượng nicôtin chứa trong một điếu thuốc lào - loại thuốc trồng ở vùng đông bắc Thái Lan, nơi điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tương đương như nước ta - bằng lượng nicôtin chứa trong 6 điếu thuốc lá đen.

Vì ít được sao tẩm, nên thuốc lào lúc hút rất nóng. Nước trong điếu thuốc lào chẳng qua là để giảm bớt sự nóng ấy. Nước cũng có khả năng hấp thụ nicôtin nhưng rất khó bởi lẽ quá trình khói thuốc qua nước vào phổi người hút diễn ra rất nhanh, chỉ khoảng 1,2 giây. Và vì vậy, sáng sớm nếu hút điếu thuốc lá ngay thì chẳng thấy gì, nhưng “kéo” hơi thuốc lào là đã say ngay. Hút bằng điếu cày (ống tre) hay điếu bát cũng đều độc hại như nhau. Đó là chưa kể đến các bệnh truyền nhiễm như lao phổi, quai bị… dễ dàng lây lan bởi hàng chục, thậm chí hàng trăm cái miệng đều ngậm chung một ống điếu.

Cho nên, bỏ thuốc lá và bỏ cả thuốc lào là tốt nhất.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình