Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Khí nitơ chiếm trên 79% trong không khí nhưng trong quá trình hô hấp cơ thể chỉ hấp thụ ôxy và thải ra khí cacbonic. Vậy nitơ và các khí có tích lại và làm nhiễm độc cơ thể hay không?

Khí quyển là tầng không khí bao bọc quanh trái đất. Giới hạn cao nhất của khí quyển là ở độ cao khoảng 3000 km (ở đó tỷ trọng của khí quyển và khoảng không vũ trụ là cân bằng nhau). Tổng trọng lượng khí quyển là 5.136 x 10 luỹ thừa 15 (nghĩa là thêm 15 số 0 vào sau số 1 rồi nhân với 5.136). Trong không khí khô và sạch thường có chứa 78,08% nitơ (N2); 20,96% ôxy (O2): 0,93 acgon (Ar); 0,03% cacbonic (CO2). Ngoài ra còn một lượng không đáng kể các khí khác như neeon, heli, Criton, xênon, Ôzon, radôn, amoniac, hydro. Bụi và hơi nước là những bộ phận hợp thành có tỷ lệ thay đổi.

Mỗi lần ta hít vào (khi thở ra bình thường) sẽ có khoảng 500 ml (cm3) không khí đi vào phổi và cũng có ngần ấy không khí đi ra khi thở ra ta gọi đó là không khí lưu thông. Các nhà khoa học đã phân tích thấy các thành phần chủ yếu của khí lúc thở vào, thở ra và khí ở trong phế nang là như sau:

           

 

Ôxy

Cacbonic

Nitơ

Khí hít vào %

20,96

0,02

79,02

Khí thở ra %

16,40

4,10

79,50

Khí phế nang %

14,00

5,84

80,16

 

Lúc nghỉ ngơi, bình thường mỗi phút cơ thể hấp thu được khoảng 200 ml Ôxy và thải ra khoảng 230 – 245 ml Cacbonic.

Vì ôxy được hấp thụ nhiều hơn so với cacbonic thải ra cho nên thoạt nhìn ta thấy có sự thay đổi về khí nitơ. Thật ra nitơ vẫn giữ nguyên về số lượng mà chỉ thay đổi về tỷ lệ phần trăm mà thôi.

Sự nhiễm độc cơ thể không phải do các khí khác (ngoài ôxy và nitơ) có trong không khí bình thường mà là do sự có mặt một cách bất thường các loại khí độc trong không khí bị ô nhiễm. Đó là khí SO2, NO, NO2, CO, hơi của các dung môi hữu cơ, khi HCl…

Việc bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển là mục tiêu phấn đấu bức bách và rất quan trọng của toàn thể nhân loại

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình