Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tại sao có người uống được bia, rượu. Muốn tập uống bia, rượu phải làm thế nào? Caschs tập cụ thể ra sao?

Tôi thường xuyên nhận được các thư hỏi cách tập… bỏ rượu bia. Nay lại nhận được thư của bạn hỏi ngược lại. Thành thật khuyên bạn: đừng nên tập làm gì! Ngay cả đối với bia cũng vậy, vì bia là loại đồ uống có chứa 3 – 4,5% cồn (ethanol). Uống nhiều bia thì chẳng khác gì uống rượu (30 – 45% cồn). Bạn có thể biết rằng trong 10 triệu người nghiện rượu ở Mỹ có tới 2,5 triệu người bị tổn thương ở các cơ quan trọng yếu trong cơ thể như tim mạch, não bộ, gan, tuỵ, dạ dày, hệ sinh dục. Sau khi uống rượu, 90% rượu sẽ được chuyển hoá ở gan tạo ra axetaldehit, rồi được ôxy hoá axetat. Còn lại 10% được bài tiết ra ngoài hơi thở, mồ hôi, nước tiểu. Rượu làm tế bào ở cơ tim lớn ra kèm theo hiện tượng xơ hoá kẽ. Rượu làm tăng nguy cơ bị bệnh mạch vành. Nếu say rượu vì uống quá nhiều rất dễ gây ra tai biến mạch máu não, đột tử vi rung nhĩ hay rung thất. Rượu làm tổn thương tế bào thần kinh ở vùng dưới vỏ não, tổn thương các dây thần kinh. Rượu có thể gây ra sưng đỏ, phù nề niêm mạc dạ dày, có thể gây xuất huyết dạ dày. Rượu làm phá huỷ cấu trúc của tế bafogan, gây ra xơ gan, chèn ép ống mật, gây ra vàng da, cổ trướng, trành dịch màng bụng. Rượu còn gây viêm tuỵ và có thể gây teo tinh hoàn, kích thước buồng trứng, hư thai…

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình