“Thời kỳ sinh” là khoảng thời gian trước và sau khi sinh con nhỏ. Trước đây, thời kỳ này được gọi là “thời kỳ đẻ”. Có hai cách định nghĩa về thời kỳ này. Cách thứ nhất là chỉ khoảng thời gian sau khi người mẹ mang thai được 28 tuần đến sau khi sinh được bảy ngày. Còn cách thứ hai là chỉ khoảng thời gian bắt đầu từ tuần thứ 20, tính từ lần kinh nguyệt cuối cùng đến ngày thứ 28 sau khi sinh. Ở nước ta, theo cách nói thông thường là chỉ khoảng thời gian kể từ khi thai phụ mang thai được 28 tuần (tròn 196 ngày) cho đến bảy ngày sau khi sinh. Do cách nói quen thuộc của nhân viên ngành y và của dân gian, đồng thời ở các sách y khoa cũ hay các ghi chép của sách chuyên ngành y, cho đến nay, mọi người vẫn gọi “thời kỳ sinh” là “thời kỳ đẻ”. Trong tương lai, hai cách gọi này sẽ được hiểu là trong cùng một khoảng thời gian, nhưng những y bác sĩ nên tiếp nhận và sử dụng cách gọi mới “thời kỳ sinh” này. Thời kỳ sinh là “thời kỳ nhiều việc” của thai phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Để giảm tỷ lệ tử vong cho mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ sinh, không chỉ là trách nhiệm của các nhân viên ngành y thuộc khoa sản, mà còn là trách nhiệm của các nhân viên thuộc khoa nhi. Đối với khoa sản, thời kỳ sinh chủ yếu phải làm tốt công tác kiểm tra trước khi sinh và trong giai đoạn cuối của thai kỳ, có tác dụng sớm phát hiện các bệnh mang tính di truyền và thai nhi dị dạng, đồng thời nâng cao chất lượng sống của trẻ sơ sinh. Do đó, mỗi thai phụ đều phải hiểu và nắm vững những kiến thức có liên quan đến việc bảo vệ sức khoẻ trong thời kỳ sinh và cách nuôi dưỡng trẻ sơ sinh |