Trong “Điều lệ công tác y tế của phụ nữ và trẻ em” do Bộ Y tế quy định: “Để làm công tác chọn giống tốt, nuôi dưỡng tốt và nâng cao tố chất khoẻ mạnh của dân tộc, nên tiến hành kiểm tra sức khoẻ của nam và nữ trước khi cưới. Tiến hành bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ trong thời kỳ sinh, chẩn đoán thai nhi trước khi sinh, chọn giống tốt, tư vấn về các bệnh di truyền và giám sát các khiếm khuyết khi trẻ chào đời, đề phòng và giảm các bệnh bẩm sinh và di truyền cho trẻ. Nên nâng cao phương pháp đỡ đẻ mới, thực hiện tốt hệ thống quản lý phụ sản và làm tốt công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ sinh. Đồng thời, nâng cao chất lượng tỷ lệ sinh trong bệnh viện, phòng trị những biến chứng khi mang thai, giảm tỷ lệ tử vong của thai phụ và trẻ trong thời kỳ sinh. Phải làm tốt công tác y tế bảo vệ sức khoẻ bà mẹ về các thời kỳ như: kinh nguyệt, mang thai, sinh sản, cho bú, mãn kinh của phụ nữ. Kết hợp với các ngành có liên quan tiến hành kiểm tra y tế học đối với môi trường và điều kiện lao động của phụ nữ, đưa ra ý kiến bảo hộ lao động và thúc đẩy thực hiện công tác y tế bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ khi mang thai và sinh con”.
Trong “Quy định về bảo hộ lao động công nhân viên nữ của viện Quốc vụ cho rằng: “Trong thời gian công nhân nữ mang thai, không được kéo dài thời gian lao động ngoài ngày lao động bình thường; đối với phụ nữ không thể đảm nhận được việc lao động chính, thì nên căn cứ theo sự chứng minh của ngành y, để giúp cho họ giảm nhẹ lượng công việc hay sắp xếp các công việc khác. Khi mang thai được bảy tháng, thường không cho họ làm ca đêm; trong thời gian lao động nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý; trong khoảng thời gian làm việc, họ tiến hành kiển tra sức khoẻ trước khi sinh, được tính vào thời gian lao động”.
Trong “Những quy định tạm thi hành công tác bảo vệ sức khoẻ của công nhân viên nữ (bản dự thảo thử nghiệm)” do Bộ y tế, Bộ nhân sự lao động, Hội tổng công đoàn toàn quốc và Liên kết phụ nữ toàn quốc cùng quy định, yêu cầu rõ: “Phụ nữ khi bắt đầu mang thai, nên lập ra thẻ (sổ) bảo vệ sức khoẻ, phải tiến hành kiểm tra định kỳ trước khi sinh. Sau khi mang thai, không được làm việc nặng, những công việc có tia phóng xạ như: chì, thuỷ ngân, carbon disulfid vượt quá yêu cầu phòng hộ y tế và những công việc có nguy cơ ngộ độc cấp tính cao”. Trong “Phương pháp quản lý bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ trong thời kỳ sinh của toàn quốc” do Bộ y tế ra định quyết và công bố: “Phải phát hiện sớm, kiểm tra sớm, chẩn đoán xác thực sớm đối với phụ nữ mang thai. Lần kiểm tra đầu tiên trước khi sinh nên tiến hành trước tuần thứ 12. Bao gồm bệnh sử, kiểm tra sức khoẻ và các hoá nghiệm thông thường. Tiến hành phúc tra vào những tuần thứ 20, 28, 32, 34, 36 của thai kỳ. Sau 36 tuần, mỗi tuần phúc tra một lần cho đến khi đẻ. Sớm phát hiện biến chứng hay những triệu chứng để được điều trị kịp thời. Đồng thời tăng cường quá trình kiểm tra sàng lọc, chăm sóc và quản lý đối với những thai phụ mang thai có nguy cơ cao. Ngay khi chuẩn bị sinh con phải nắm chắc “5 phòng” và “1 tăng cường”, tức là phòng việc kéo dài thời gian đau đẻ, phòng nhiễm trùng, phòng bị thương khi đẻ, phòng xuất huyết, phòng ngạt thở và tăng cường việc chăm sóc sinh đẻ đối với sản phụ có dấu hiệu nguy hiểm cao |