Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Các bước tiến hành chăm sóc bản thân thai phụ và thai nhi.

Sau khi mang thai, cùng với sự gia tăng theo tháng của bào thai, bản thân người mẹ đều xuất hiện những thay đổi lớn. Những thay đổi này nếu vượt quá mức nhất định, thì sẽ có nguy cơ trở thành trạng thái bệnh lý, thậm chí hình thành một số bệnh nào đó. Do vậy, nhằm bảo đảm cho sự phát triển bình thường và sự chào đời thuận lợi của thai nhi, đồng thời bảo đảm sức khoẻ của thai phụ, thì ngay khi mang thai cho đến lúc sinh, nên tiến hành chăm sóc y học đối với người mẹ và trẻ. Nếu thai phụ có điều kiện thì nên đến bệnh viện tiến hành kiểm tra định kỳ trước khi sinh. Nếu điều kiện bình thường hoặc không có điều kiện đến bệnh viện kiểm tra định kỳ trước khi sinh, thì càng phải nên tiến hành chăm sóc bản thân nhiều hơn. Điều đó có lợi cho việc kịp thời phát hiện ra những vấn đề về sức khoẻ và kịp thời xử lý. Các bước tiến hành chăm sóc trong quá trình mang thai như sau:

Xác định tuổi của thai nhi, dự đoán thời gian chuẩn bị sinh con:

1. Đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, thì lấy ngày thứ nhất của lần hành kinh cuối cùng, lùi đi chín tháng bảy ngày (hay trừ đi ba tháng bảy ngày), là dự đoán ra thời kỳ sinh. Ví dụ, lần kinh nguyệt cuối là vào ngày 3 tháng 3 thì dự đoán ngày sinh sẽ là ngày 10 tháng 12.

2. Đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn hay mang thai vào thời kỳ cho bú, thì có thể căn cứ vào ngày xuất hiện phản ứng của việc mang thai sớm như hoạt động của bào thai. Số tháng sinh của họ phân biệt là cộng thêm tám ngày hay trừ đi năm ngày, sẽ dự đoán được ngày sinh. Nếu không có hiện tượng phản ứng đầu của thai kỳ hay sự xuất hiện hoạt động của bào thai một cách rõ ràng, hoặc thai phụ không nhớ rõ ngày, thì nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra xác định và dự đoán thời kỳ sinh.

Kiểm tra độ cao của đáy tử cung và vòng bụng:

Kiểm tra độ cao thấp của tử cung và vòng bụng của thai phụ có giá trị rất lớn đối với việc hiểu được tình trạng phát triển của thai nhi và xác định tuổi của bào thai. Cách kiểm tra như thế nào? Thai phụ sau khi đi tiểu thì nằm ngửa, co hai chân lại, tay đặt ngang ở bụng, dùng ngón tay sờ vào độ cao của đáy tử cung (độ cao bình thường của đáy tử cung xem bảng dưới). Sau đó, dùng thước dây đo vòng bụng ngang rốn. Số đo vòng bụng do độ mập hay ốm khác nhau tuỳ vào tình trạng thể hình của thai phụ. Theo báo cáo tư liệu của ngành y tế, phụ nữ khi mang thai được 16-42 tuần thì vòng bụng tăng 21cm, tức 0,8cm/tuần; còn thai được 20-24 tuần, thì vòng bụng tăng nhanh nhất khoảng 1,6cm/tuần; đến 24-34 tuần thì là 0,84cm/tuần; sau 34 tuần thì sự tăng trưởng giảm chậm nhất, 0,25cm/tuần. Phân tích tổng hợp vòng bụng và độ cao tử cung của thai phụ, có thể loại bỏ hay phát hiện sự phát triển chậm của thai nhi trong tử cung hay mang thai đôi.

 Độ cao đáy tử cung của những tháng mang thai khác nhau.

    

Số tháng của bào thai

Độ cao đáy tử cung

3

4

5

6

7

8

9

10

Xương mu cao bằng 2 đốt ngón tay

Giữa liên hợp xương mu và rốn

Dưới rốn 2 đốt ngón tay

Ngang rốn hay trên rốn 1 đốt ngón tay

Trên rốn 2-3 đốt ngón tay

Giữa mũi ức và rốn?

Dưới mũi ức 2-3 đốt ngón tay

Xuống giữa mũi ức và rốn hay hơi cao hơn?

 

Nghe nhịp tim của thai nhi:

Nhịp tim của bào thai phản ánh trực tiếp tình trạng an nguy của thai nhi. Quá nhanh, chậm hay quá chậm, đều thể hiện rõ tình trạng của thai nhi trong tử cung. Nếu thiếu oxy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Mỗi phút, tần suất nhịp tim bình thường của thai nhi là 120-160 lần/phút. Khi thai được 18-24 tuần thì có thể nghe thấy từ phần bụng và thai phụ tự nghe khá rõ nhịp tim thai nhi được 6 tháng trở lên. Phương pháp tự nghe là thai phụ tự mình mượn ống nghe hay người nhà của thai phụ trực tiếp dùng tai áp sát vào thành bụng của thai phụ mà nghe. Nên chú ý, nhịp tim của bào thai giống như tiếng “tích tắc” của đồng hồ, tăng nhanh vào lúc thai hoạt động, sau hoạt động thì nhịp tim thai khôi phục lại bình thường, nghe nhịp tim của bào thai còn phải phân biệt với nhịp đập của mạch máu ở phần bụng thai phụ giống với tần suất mạch đập của thai phụ.

Quan sát hoạt động của thai nhi:

Khi mang thai được 18 tuần, phần lớn thai phụ có thể cảm nhận được hoạt động của bào thai. Bình thường, thai nhi hoạt động cứ mỗi giờ 3-5 lần. Hoạt động của thai nhi là một chỉ tiêu để phản ánh tình trạng an nguy của thai nhi trong tử cung. Hoạt động của thai nhi quá nhiều hoặc quá ít đều là trường hợp thất thường, cho thấy thai nhi đang ở trong tình trạng nguy hiểm, nên thai phụ phải kịp thời đi khám. Khi hoạt động của bào thai có dấu hiệu bất thường nhiều lần, phải kịp thời đến bệnh viện điều trị, còn có thể cứu vãn được tính mạng của thai nhi. Khi đó hoạt động của thai nhi, thai phụ nên nằm nghiêng hay nằm nửa người, hai tay đặt nhẹ lên màng bụng để kiểm tra. Có thể tính một tiếng cho mỗi buổi sáng, trưa, chiều, tối. Số lần hoạt động của thai nhi là (3 lần *4) 12 tiếng. Nếu hoạt động của bào thai ít hơn 12 lần hay giảm phân nửa so với lúc trước, hoặc quá nhiều, nên kịp thời đi khám và chửa trị.

Đo thể trọng của thai phụ:

Sự thay đổi thể trọng của thai phụ là một tiêu chuẩn để so sánh tình trạng sinh trưởng và phát triển của thai nhi đồng thời theo dõi tình trạng cơ thể của người mẹ. Thông thường thì trong thai kỳ đơn, thể trọng của thai phụ tăng 10-12 kg. Sau khi mang thai được 20 tuần thì mỗi tuần thể trọng tăng không quá 0,5 kg. Nếu tăng quá nhanh hay qua nhiều, đều nên đến bệnh viện kiểm tra.

Chú ý những dấu hiệu khác:

Nên chú ý các hiện tượng như: xuất huyết âm đạo, chảy dịch, đau bụng, tăng huyết áp và phù hay không. Nếu có xuất hiện nên nghi ngờ có khả năng bị sẩy thai, sinh non, nhau tiền đạo, nhau bong sớm. Nếu có tăng huyết áp và phù, thai phụ có khả năng bị hội chứng tăng huyết áp khi mang thai. Nếu xuất hiện những tình trạng trên, thai phụ nên kịp thời đi khám

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình