Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xử lý phù chân trong thời kỳ mang thai.

(1) Thai phụ bị chứng phù chân trong thời kỳ mang thai thì nên chú ý nghỉ ngơi, giảm nhẹ công việc, tránh đứng lâu.

(2) Khi ngủ thì nên nằm nghiêng bên trái, nâng cao chân một cách thích hợp, để loại trừ sức ép của tử cung mang thai đối với tĩnh mạch xoang dưới. Điều này có lợi cho sự luân chuyển máu ở tĩnh mạch chân, hơn nữa còn có tác dụng lợi tiểu.

(3) Chú ý đến lượng hấp thu đủ protein, vitamin, bổ sung chất sắt và calci bên trong cơ thể thai phụ.

(4) Giữ chế độ ăn ít muối hợp lý, thông thường mỗi ngày thai phụ hạn chế ăn 2-4g muối có tác dụng giảm nhẹ sự tích tụ nước, natri trong cơ thể, nhưng thời gian ăn muối ít không nên quá dài, để tránh xảy ra chứng thiếu natri trong máu.

(5) Khi bị chứng phù chân trở nặng, nên theo lời dặn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ. Khi chứng phù kéo dài lên đến đầu gối, thì nên uống thuốc lợi tiểu. Khi chứng phù kèm theo biểu hiện chứng cao huyết áp hay tiểu ra albumin, thậm chí xuất hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thị lực kém. Đó là biểu hiện của hội chứng cao huyết áp ở mức độ trung bình hay nặng, nếu thấy bệnh nghiêm trọng, thai phụ nên sớm nhập viện để điều trị

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình