Chứng giãn tĩnh mạch chỉ tĩnh mạch nở ra, cong và kéo dài, thường phát sinh ở chân, và chủ yếu ở tĩnh mạch mặt ngoài. Điều này thường do tử cung khi mang thai, đầu của trẻ gần đủ tháng ép tĩnh mạch xương hông, gây cản trở cho việc luân chuyển máu ở tĩnh mạch chân. Vì vậy, trên chân xuất hiện những mạch máu màu xanh, cong lộ lên bề mặt da, có thể làm giãn tĩnh mạch ở khung chậu, chân, âm đạo ngoài và trong. Đông y gọi là “Lộ gân xanh”. Về mặt lâm sàng, thai phụ mắc bệnh thường cảm thấy như: nặng chân, đau bụng dưới, đau lưng, sưng và đau chân, dễ mệt khi đi đứng, sưng âm đạo ngoài và bên trong, phù chân và đáy chậu, triệu chứng kích thích âm đạo và trực tràng… Chứng giãn tĩnh mạch chân nghiêm trọng, còn có thể dẫn đến việc hình thành hiện tượng nghẽn máu ở tĩnh mạch, vỡ tĩnh mạch xuất huyết, lở loét thương niên không dứt, ung thư bạch cầu (1) và nghẽn phổi.
______________________________________
(1) Một trong nhóm bệnh ác tính trong đó tuỷ xương và các cơ quan tạo máu khác sản sinh ra một số lượng lớn một vài loại bạch cầu. Đây là các loại bạch cầu còn non hay khác thường, nên khi được sản sinh quá độ sẽ ức chế sản sinh các bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu bình thường. Điều này dẫn tới tăng mẫn cảm với các bệnh nhiễm (vì bị giảm tiểu cầu). Các triệu chứng khác gồm lách, gan và các hạch bạch huyết lớn ra.
Ung thư bạch cầu cần được phân loại thành các dạng cấp và mạnh tuỳ theo tốc độ diễn tiến của bệnh. Cũng có thể phân loại tuỳ theo kiểm bạch cầu tăng sinh bất thường, thí dụ ung thư bạch cầu nguyên bào lympho và ung thư bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp. Ung thư bạch cầu chữa bằng bức xạ liệu pháp hay các thuốc gây độc tế bào có mục đích làm giảm sản sinh các tế bào bất thường.
Phòng trị bệnh này phải chú ý đến những vấn đề sau:
+ Trong thời kỳ mang thai thấy xuất hiện chứng giãn tĩnh mạch, thai phụ nên chú ý nằm nghỉ, nâng cao chân bị mắc bệnh để giảm nhẹ sức ép gây ra giãn tĩnh mạch.
+ Nếu giãn tĩnh mạch chân nên dùng dải băn có độ đàn hồi băng lại. Nếu giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo ngoài nên dùng băng y tế có độ đàn hồi và mời y tá trợ sinh có kinh nghiệm băng lại để bảo vệ vùng quan trọng của đáy chậu, tránh rạn nứt vết thương hay xuất huyết quá nhiều. Căn cứ vào vị trí giãn tĩnh mạch mà lựa chọn cắt bên trái hay bên phải, hay thậm chí cắt ở giữa. Giãn tĩnh mạch ở đáy chậu hay âm đạo nghiêm trọng, thì thích hợp nhất là mổ, phòng tránh hiện tượng xuất huyết khó xử lý.
+ Nên chẩn đoán chứng giãn tĩnh mạch khung chậu thật chính xác, nếu tình trạng nghiêm trọng, và điều trị không có hiệu quả có thể tiến hành thắt lại và cắt bỏ. Nếu tiến hành cắt bỏ nút thắt tĩnh mạch ngầm hay bộ phận tĩnh mạch thì không nên tiến hành vào thời kỳ mang thai.
+ Nhằm phòng tránh chứng giãn tĩnh mạch dẫn đến việc hình thành chứng nghẽn máu ở tĩnh mạch, thai phụ tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ mà cân nhắc sử dụng aspirin và dipyridamol cho hợp lý |