Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Những bài tập hô hấp có lợi cho việc mang thai và sinh đẻ.

Hít thở là một bài tập đặc biệt, giúp cho thai phụ giảm nhẹ sự khó chịu trong thời kỳ mang thai, đồng thời tăng lượng oxy trong máu, cải thiện việc cung cấp oxy cho não lớn và toàn thân của thai nhi, có lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của thai nhi. Ngoài ra, còn giúp thai phụ giảm những cơn đau khi sinh, tiết kiệm được sức lực tăng nhanh của quá trình sinh con. Mỗi ngày tập năm phút, thai phụ nên nằm trên giường, cho thể xác và tâm hồn an tịnh, thả lỏng toàn thân. Khi thời tiết tốt thì nên mở cửa sổ để cho không khí thông thoáng, trong lành. Điều này có ảnh hưởng tốt hơn. Ở đây, chúng tôi giới thiệu ba bài tập hít thở tốt nhất dành cho các phụ nữ mang thai.

A. Bài tập hít thở bằng ngực

(1) Cách hô hấp bằng ngực: Dùng mũi hít sâu một hơi, ngực phồng lên, sau đó mở miệng ra, thở ra từ từ. Nên làm liên tục như vậy. Trong thời kỳ co rút tử cung của quá trình sinh đầu tiên thì tốt nhất nên dùng phương pháp hít thở này.

(2) Hít vào thở ra nhanh một cách có tiết tấu: Khoảng hai giây cho một lần, không cần hít thở quá sâu. Trong thời kỳ cung miệng tử cung mở rộng, thì rất có ích cho tử cung co rút mạnh.

(3) Nín thở: Sau khi hít sâu hết sức, thì nín thở, đếm thầm từ 1 đến 10, sau đó thở ra. Thông qua cách luyện tập nhiều lần như vậy, thì thời gian nín thở có thể kéo dài được nửa phút hay dài hơn. Ứng dụng tốt trong thời kỳ chuẩn bị sinh con.

(4) Hà hơi: Tiết tấu thở tăng nhanh, khoảng một giây thở một lần, mở nửa miệng. Có ích khi đứa trẻ sắp chào đời.

B. Bài tập hít thở bằng bụng. 

Thai phụ mang thai được bảy tháng nên học cách thở bằng bụng này, có thể đưa nhiều không khí trong lành vào trong cơ thể, cung cấp đầy đủ khí oxy cho thai nhi, giúp thai nhi sinh trưởng và phát triển tốt.

Tư thế hô hấp bằng bụng thực hiện chính xác là: Dựa lưng vào một tấm đệm, thẳng chân, thả lỏng toàn thân, hay tay đặt nhẹ lên bụng. Sau đó, bắt đầu hít thở bằng bụng: dùng mũi hít vào, cho đến khi bụng phình ra. Khi thở ra, thì co miệng nhỏ lại, thở từ từ và dùng sức kiên trì như thế cho đến cùng, đem toàn bộ hơi trong cơ thể thở ra ngoài.

Chú ý khi thở ra, phải dùng sức hơn khi hít vào, thở ra từ từ. Mỗi ngày làm trên ba lần, không những có lợi cho thai nhi, mà còn giảm nhẹ cơn đau khi thai phụ sinh con.

Cách thở bằng bụng này có hiệu quả nâng cao nồng độ oxy trong máu, giúp cho thai nhi nhận được nhiều oxy hơn từ trong máu, có lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của thai nhi. Hơn nữa, hô hấp bằng bụng có thể thả lỏng tâm lý căng thẳng, rất có lợi cho quá trình sinh nở.

C. Cách hô hấp cần thiết khi sinh con.

(1) Hô hấp không sâu: Khi cường độ co rút tử cung đạt đến đỉnh điểm, thì hô hấp không sâu sẽ có lợi. Hô hấp không sâu chính là dùng miệng hít vào và thở ra, tức khi hít vào chỉ hít đến nửa phần trên của phổi. Khi tập thì thử cho chồng đặt tay lên vai bạn, chồng bạn sẽ nhận thấy vai của bạn có hoạt động nâng lên trên. Khi cần thiết, bạn nên ngẫu hứng tập hô hấp sâu một lần.

(2) Hô hấp sâu: Hô hấp sâu có hiệu quả an thần. Khi bắt đầu và kết thúc quá trình co rút tử cung, thì hô hấp sâu có lợi cho sản phụ. Thai phụ ngồi một cách thoải mái và thả lỏng cơ thể hết sức, hô hấp sâu thông qua mũi, làm cho khí  đến đáy phổi, sau đó từ từ thở ra. Tay của chồng bạn đặt lên lưng của bạn sẽ cảm thấy vành ngực bạn mở rộng ra ngoài và lên trên. Sau đó tự nhiên hô hấp không sâu một lần.

(3) Hô hấp ngắn: Cách hô hấp ngắn là làm 2 lần hô ngắn trước, sau đó thở ra một hơi khá dài. Tập cách hô hấp này, có thể tránh được hiện tượng tăng sức ép cho bụng quá sớm khi cổ tử cung còn chưa mở ra hoàn toàn, vì tăng sức ép ở bụng quá sớm, sẽ khiến sinh sớm.

Những bài tập hô hấp này thai phụ nên luyện tập thành thục trong giai đoạn cuối của thời kì mang thai, chuẩn bị ứng dụng trong khi sinh. Nếu không, thai phụ sẽ khó phối hợp với sự chỉ dẫn của y tá trợ sản khi sinh, đồng thời làm tăng thêm những nỗi đau không cần thiết

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình