Mang thai là thời kì quan trọng nhất của cuộc đời người phụ nữ. Do sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi, làm cơ thể người mẹ chịu đựng về nhiều mặt. Khi phụ nữ mang thai lần đầu, có thể không hiểu được những vấn đề xuất hiện trong thời kì mang thai, đồng thời không biết cái nào là thuộc về bệnh lý, cái nào là thuộc về tâm lý. Do đó, phụ nữ sau khi mang thai tâm trạng sẽ rất căng thẳng, nảy sinh nhiều nghi hoặc, nhiều nỗi lo như: thai nhi có được khoẻ mạnh hay không? Có dị hình hay không? Có xảy ra hiện tượng khó sinh hay không? Trẻ sơ sinh có thông minh hay không…? Đặc biệt, cơn đau trước khi lâm sàn, sau khi vào phòng sinh thai phụ thường cảm thấy hoảng hốt, lo sợ và cô đơn, nếu như gặp phải sự lạnh nhạt của nhân viên y tế, hay thấy sản phụ đến sau nhưng sinh trước mình, hay lo lắng hơn khi biết được những sản phụ khác khó sinh. Tâm lý căng thẳng nghiêm trọng có thể dẫn đến hiện tượng sinh khác thường như sự co rút tử cung thiếu lực và kéo dài quá trình phát sinh lần đầu hay lần hai… Điều này có thể làm tăng huyết áp, đồng thời còn xuất hiện hiện tượng xuất huyết tăng nhiều sau khi sinh.
Những thai phụ này cần có sự chỉ dẫn chính xác của phương tiện bảo vệ sức khoẻ và điều trị y tế. Hoạt động tâm lý của họ có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực, rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ và quá trình sinh trưởng phát triển của thai nhi đồng thời có thể sự phát sinh những biến chứng trong thời kỳ mang thai và trong quá trình sinh.
Trong thời kỳ mang thai, thai phụ thích ứng dần với những thay đổi do mang thai, phản ứng khi mang thai sẽ giảm nhẹ biến mất nếu tâm trạng của thai phụ khá ổn định, như tính nhạy cảm đối với phản ứng sự vật lại hơi giảm xuống. Trên thực tế, đây là khả năng phòng ngự bình thường bên ngoài, có thể làm cho thai phụ tránh những kích thích không tốt từ bên ngoài có ảnh hưởng xấu đối với cơ thể và tâm hồn của họ.
Giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi, mà sức ép rất lớn lên các cơ quan của thai phụ, thậm chí đến cao điểm. Tâm lý của thai phụ sẽ ngày càng căng thẳng và nôn nóng, lo lắng về việc sinh đẻ có thuận lợi và an toàn không? Có phát sinh hiện tượng khó sinh không…? Biểu hiện rõ nhất như tâm lý không ổn định đối với việc sinh đẻ, áp lực tinh thần, thiếu sức… Quan niệm “trọng nam khinh nữ” cũng gây áp lực cho thai phụ, đến việc lo lắng đứa trẻ sinh ra có khoẻ mạnh hay không? Trí lực của trẻ sơ sinh có kém không…? Thật ra, tâm lý lo lắng của phụ nữ khi mang thai, sinh đẻ, cho con bú đều là hiện tượng sinh lý bình thường.
Hầu hết các nhà y học nhấn mạnh rằng, ngay lần kiểm tra đầu tiên trước khi sinh, mỗi nhân viên y tế phải nói với thai phụ về việc sinh đẻ chỉ là một quá trình sinh lý bình thường và nhiệt tình và nhẫn nại cổ vũ họ đảm nhận tốt việc sinh đẻ, đồng thời giúp sản phụ giải toả tâm lý căng thẳng. Theo báo cáo của Klaus, trong cả quá trình sinh đẻ nếu có chồng đi theo và quan tâm chăm sóc, thì sản phụ sinh con khá thuận lợi. Tổng quá trình sinh này có thể từ 14 tiếng rút ngắn còn 8 tiếng. Tỷ lệ phải đẻ chỉ huy 13% giảm còn 2 %. Tỷ lệ mổ cũng có thể giảm từ 17,2% còn 6,2%. Do đó, xây dựng phòng bệnh dạng gia đình hoá tốt nhất, có lợi cho sự tiến triển của quá trình sinh đẻ, đồng thời xoá bỏ cảm giác sợ hãi của sản phụ.
Vì vậy, tốt nhất người chồng và người nhà phải có mặt trong lúc sản phụ sinh con, quan tâm và chăm sóc sản phụ nhiều hơn, cổ vũ và ủng hô tích cực trong lúc “vượt cạn”. Trong cuộc sống bình thường thì quan tâm chu đáo, giải toả những nỗi lo về mặt tư tưởng của thai phụ, nhất là tránh những kích thích không tốt, loại bỏ những ảnh hưởng xấu về tâm lý. Bản thân thai phụ cũng nên điều chỉnh tâm trạng ổn định, làm tốt công tác chuẩn bị về chất để phân tán tâm trạng căng thẳng. Người chồng nên thường xuyên cùng vợ ra ngoài tản bộ, để tăng cường hoạt động, nhằm tăng thể lực cho việc sinh đẻ. Thai phụ nên thường xuyên trò chuyện với chồng, nhằm củng cố lòng tự tin và cảm giác an toàn của mình đối với việc sinh đẻ. Trước khi sinh, thai phụ nên nghỉ phép trước hai tuần, rời khỏi môi trường làm việc căng thẳng, dùng tâm trạng bình thản để nghênh đón sự chào đời của đứa con thân yêu |