Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Chế độ dinh dưỡng hợp lý của thai phụ.

Mỗi phụ nữ trong khi mang thai, không những phải bảo vệ chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bản thân mà còn phải tác động lên noãn được thụ tinh phát triển thành thai nhi. Trong một thời gian rất ngắn, khoảng 266 ngày thai nhi nặng khoảng 3000g, cộng thêm sự phát triển ở bên ngoài của nhau thai, tử cung, vú và dự trữ dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ sinh đẻ và thời kỳ con bú sữa là rất lớn. Nguồn cung cấp những chất dinh dưỡng này dựa vào sự hấp thu chất dinh dưỡng từ người mẹ. Do đó, thai phụ có yêu cầu khá cao đối với chế độ ăn uống và quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, bản thân thai phụ nên phải lưu tâm ăn uống đầy đủ.

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời kỳ mang thai:

 Chất dinh dưỡng là cơ sở bảo đảm cho sức khỏe của cơ thể và tâm hồn của thai phụ. Vì vậy, thai phụ cần phải hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ trong các loại thức ăn, để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể và của thai nhi đồng thời duy trì hoạt động tâm sinh lý bình thường.

 Do đó, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng trong thời kỳ mang thai, không chỉ liên quan trực tiếp đến sức khỏe mà còn duy trì nhu cầu chuyển hóa giữa mới và cũ cho thai phụ. Mặt khác còn thúc đẩy quá trình phát triển bình thường của não và thể trạng của thai nhi, giảm bớt những biến chứng trong thời kỳ mang thai và phòng tránh hiện tượng thai nhi có thể trọng thấp.

 Một số thai phụ khi mang thai, ăn rất ngon miệng, nhưng vẫn sợ thai nhi thiếu chất dinh dưỡng, nên thường xuyên ăn thêm. Họ mù quáng cho rằng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng có nghĩa là ăn nhiều, ăn ngon. Kết quả của việc ăn quá nhiều này gây nên hiện tượng thừa chất dinh dưỡng trong cơ thể, đều không có lợi đối với thai nhi và thai phụ. Do thừa chất dinh dưỡng dẫn đến thai nhi quá lớn, không những cơ thể của thai phụ tăng trọng quá mức mà còn gây bất tiện cho hoạt động, tăng áp lực cho tim và phổi, dễ phát sinh hiện tượng khó sinh. Khi sinh thì những trẻ sơ sinh quá lớn làm cho quá trình sinh kéo dài, dễ thiếu oxy, trẻ sơ sinh dễ xuất hiện hiện tượng tức thở, xuất huyết trong sọ, thậm chí dẫn đến hiện tượng thiếu máu não. Vì vậy, lượng hấp thu trong chế độ ăn uống của thai phụ rất quan trọng, nên ngừng lại ở mức độ trung bình, không nên xem nhẹ việc cung cấp chất dinh dưỡng một cách khoa học và hợp lý. Đó là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự an toàn của cả mẹ và con, là sự bắt đầu của cuộc sống sức khỏe của trẻ nhỏ.

Nguyên tắc sắp xếp bữa ăn cho thai phụ.

Trong ba tháng đầu của thời kỳ mang thai, sự thay đổi chủ yếu của phôi thai là sự phát triển phân hóa. Thể hình của thai nhi trong thời kỳ này còn nhỏ, thể trọng của thai phụ cũng tăng chậm. Vì vậy, nhu cầu những chất dinh dưỡng cần thiết còn ít. Hơn nữa, số thai phụ có những phản ứng khác nhau ở giai đoạn đầu mang thai. Quá trình hấp thu của dạ dày không tốt, do đó không nên miễn cưỡng bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng. Nên ăn ít nhưng nhiều bữa, tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ. Lấy nguyên tắc dễ tiêu hóa làm chính. Ăn nhiều rau xanh và trái cây, ăn nhiều thức ăn pha lỏng, như mì sợi, vằn thắn (hoành thánh), cháo rau…

Trong giai đoạn giữa và cuối thời kỳ mang thai thì những phản ứng của giai đoạn đầu mang thai biến mất, từ việc giảm tính ngon miệng biến thành tăng tính ngon miệng. Thai nhi sinh trưởng, phát triển nhanh chóng, các cơ quan tổ chức trưởng thành dần, thể trọng của thai phụ tăng rõ, đồng thời cũng tăng nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng. Lúc đó, thai phụ nên kịp thời tăng thêm những thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, trước tiên bảo đảm có sự cung ứng nhiệt năng đầy đủ, kế đó là cung cấp protein, vitamin và muối vô cơ. Thức ăn phải đa dạng, không nên kén ăn hay kiêng ăn, nhằm phòng tránh bệnh táo bón, nên ăn nhiều rau quả có chứa nhiều vitamin và chất xơ.

Sự điều tiết các bữa ăn và cách nấu ăn hợp lý.

Thai phụ cần cung cấp sáu chất dinh dưỡng lớn như carbodrat, protein, lipid, vitamin, muối vô cơ và nước. Những chất này có thể thúc đẩy quá trình phát triển bình thường của cơ thể như: duy trì chức năng sinh lý của cơ thể người, cung cấp nhiệt năng hoạt động, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

Những thức ăn có trong tự nhiên được cung cấp chia bốn loại như ngũ cốc, động vật, rau quả, sữa và các chế phẩm của nó. Những thức ăn này có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thai phụ.

Ngũ cốc gồm có: Gạo, bột lúa mì, ngô, kê, khoai lang…chủ yếu có carbohydrat, cung cấp nhiệt năng hoạt động cho cơ thể. Đây là thực phẩm chính của con người.

Thịt động vật chủ yếu cung cấp protein. Protein là thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho việc hình thành chất sống, hơn nữa trong thịt nạc còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng, như sắt kẽm…Sắt là thành phần quan trọng tổng hợp nên protein của hồng cầu, đến giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai thì lượng sắt tồn trữ trong thai nhi sẽ tăng từ 80mg lên đến 400mg. Ngay cả bản thân thai phụ cũng nên dự trữ sắt để chuẩn bị cho việc xuất huyết khi sinh. Kẽm cũng là nguyên tố vi lượng quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi, có liên quan đến quá trình chuyển hóa hoạt động của nhiều loại dung môi trong cơ thể. Thiếu kẽm dễ tạo nên hiện tượng giảm trí lực của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, thai phụ nên ăn nhiều thịt heo, cá, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, thịt dê…những thực phẩm này đều có các loại acid amin được hấp thu sử dụng hoàn toàn, có lợi cho thai nhi và người mẹ.

Những thực phẩm từ đậu cung cấp chủ yếu protein thực vật, chúng rất ngon và giá rẻ, dễ được cơ thể người hấp thu. Vì vậy, protein động vật và thực vật phối hợp với nhau thành thức ăn, càng có thể nâng cao giá trị dinh dưỡng.

Trái cây là thực phẩm giàu chất vitamin. Trong trái cây có chứa lượng lớn vitamin C mà vitamin C là một chất dinh dưỡng không thể thiếu cho quá trình chuyển hóa và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. Vitamin C không những tham gia vào phản ứng tái tạo oxy hóa bên trong cơ thể, có lợi cho quá trình hấp thu sắt, còn có thể nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể người. Mỗi ngày, thai phụ nên ăn ít nhất là 200g trái cây.

Bữa ăn mỗi ngày của thai phụ nên bao gồm cả bốn loại thực phẩm nói trên, điều đó có thể làm cho bữa ăn đa dạng và bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân bằng cho cả mẹ và con.

Ngoài việc điều tiết tốt các bữa ăn, còn phải nắm vững cách nấu ăn chính xác cũng rất quan trọng. Khi vo gạo, phải nhẹ tay, giảm lượng nước và số lần vo gạo. Khi nấu mì thì dùng phương pháp chưng và nướng, không nên dùng dầu chiên. Rau cải càng tươi càng tốt, trước khi rửa có thể dùng nước ngâm khoảng từ 1-2 giờ, để loại bỏ thuốc trừ sâu và phân hóa học còn sót lại. Trước khi nấu thì nên rửa trước cắt sau, cắt xong cho vào nồi ngay, xào nhanh với lửa lớn. Trứng phải luộc chín mới ăn. Khi xào rau, cách tốt nhất là dùng bằng sắt, điều đó có lợi cho việc phòng trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai. Khi nấu canh sườn hay nấu cá, có thể thêm ít giấm, để tăng thêm quá trình hấp thu calci.

Quá trình hình thành bữa ăn cơ bản vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai (lượng hấp thu mỗi ngày) như sau:

+ 400 - 500g gạo, hoặc mì.

+ 2- 3 quả trứng.

+ 200g thịt gia súc hoặc gia cầm.

+ 220ml sữa bò.

+ 50g - 100g đậu và các chế phẩm từ đậu.

+ 500g rau cải tươi (chủ yếu là rau cải xanh).

+  1- 2 quả trái cây các loại.

+ 30 - 40g dầu thực vật.

Ngoài ra mỗi tuần thai phụ nên ăn gan một lần; tép moi, rong biển và cải tím 2 đến 3 lần.


 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình