Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Những thành phần chất dinh dưỡng nào cần thiết trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai.

Nhằm bảo vệ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của thai phụ và thai nhi, các loại dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrat, khoáng chất và vitamin… cần thiết phải cung cấp đầy đủ, thậm chí tăng lên gấp đôi so với thời kỳ bình thường. Đặc biệt, phải chú ý cung cấp các thành phần sau:

Nhiệt năng.

Nguồn gốc của nhiệt năng trong thức ăn là do ba loại dinh dưỡng như protein, lipid và carbohydrat cung cấp. Quá trình hấp thu 1g carbohydrat hay 1g protein có thể sinh ra 16,8kJ (4kg calo) nhiệt năng, còn hấp thu 1g lipid có thể sinh ra 37,8kJ (9kg calo) nhiệt năng. Tỷ lệ thích hợp của nhiệt năng được cung cấp từ 3 chất dinh dưỡng trên là rất lớn. Lượng nhiệt được cung cấp bởi carbohydrat chiếm 60%-70% tổng nhiệt năng, nhiệt lượng được cung cấp bởi lipid chiếm 20%-25%, lượng nhiệt được cung cấp bởi protein chiếm 10%-15%. Lượng nhiệt năng phát ra hàng ngày dựa theo cường độ hoạt động, mức độ lao động nặng nhẹ khác nhau của phụ nữ, bình thường có phạm vi từ 5040-12600kJ (1200-3000kg calo). Trên cơ sở này, thai phụ mỗi ngày tăng 840kJ (200kg calo). Những số lượng nhiệt năng này tương đương với số nhiệt năng sản sinh bởi 23g dầu phộng.

Protein.

Lượng protein được hấp thu trong giai đoạn sau của thời kỳ mang thai có đầy đủ hay không, có liên quan đến trực tiếp việc tăng quá trình sinh sản tế bào não và phát triển não lớn, và ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực của trẻ sau này. Nhằm thỏa mãn nhu cầu của thai nhi và thai phụ, thì thai phụ trong suốt thời kỳ mang thai cần tăng dự trữ 910g protein. Trên cơ sở này mỗi ngày cần cung cấp 65-90g protein trong bữa ăn cho thai phụ, thì giai đoạn giữa của thời kỳ mang thai tăng, và giai đoạn sau của thời kỳ mang thai thì tăng 25g. Thực phẩm protein bao gồm cả thực phẩm động vật và thực phẩm thực vật, trong đó thì các thực phẩm động vật như thịt, gia cầm, cá, trứng…không chỉ chứa nhiều protein, (mỗi 100g chứa khoảng 10-20g), mà còn cung cấp số lượng và tỷ lệ acid amin cần thiết cho cơ thể thai phụ. Protein có trong động vật và thực vật rất gần với protein của mô cơ thể, rất dễ hấp thu, tiêu hóa nên tỷ lệ sử dụng cao. Do đó giá trị dinh dưỡng của protein cao. Protein có nhiều trong thực phẩm, thực vật, chủ yếu trong ngũ cốc và đậu. Tuy 100g ngũ cốc chỉ chứa khoảng 10g protein, nhưng do lượng ăn mỗi ngày của cơ thể khá cao, trên thực tế lượng protein được cung cấp bởi ngũ cốc thường đạt 30-50g. Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành là nguồn cung cấp protein tốt nhất, mỗi 100g đậu nành không chỉ chứa lượng protein đạt 35g, mà còn chứa nhiều lisin thường thiếu trong ngũ cốc. Do đó, trong thức ăn của thai phụ ngoài việc phải chú trọng cung cấp “lượng” protein đầy đủ, còn nên chú ý đến nhu cầu về “chất” của nó. Thông thường, thức ăn cung cấp chất protein tốt có trong thực phẩm động vật và đậu…chiếm ít nhất 1/3 tổng lượng protein của cả ngày.

Muối vô cơ và nguyên tố vi lượng

Calci muối vô cơ là thành phần quan trọng tạo nên xương và răng, và có thể điều tiết tính kích thích của thần kinh cơ bắp, tham gia vào quá trình đông máu. Muối vô cơ cũng là thuốc kích thích hoạt động của nhiều loại dung môi trong cơ thể. Ví như sắt là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể người, là nguyên liệu chủ yếu cấu thành nên hemoglobin, tham gia vào quá trình vận chuyển và sử dụng ôxy trong cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu. Phụ nữ thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai là bệnh thiếu chất dinh dưỡng phổ biến và thường thấy nhất. Nguyên nhân chủ yếu trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ hấp thu và sử dụng sắt trong thức ăn kém, hoặc thức ăn không thể thỏa mãn nhu cầu. Quá trình cung cấp đầy đủ nguyên tố vi lượng kẽm cũng rất quan trọng đối với thai phụ. Theo tư liệu nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thiếu kẽm nghiêm trọng trong thời kỳ đầu mang thai có thể dẫn đến quá trình phát triển khác thường của thai nhi, như dị hình bẩm sinh ở thai nhi. Nguồn thực phẩm cung cấp chủ yếu của kẽm là thịt, cá và hải sản. Nhất là trong hầu động vật, có chứa hàm lượng kẽm cao nhất.

Vitamin.

Vitamin là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình duy trì sức khỏe, thúc đẩy sự phát triển sinh trưởng của thai nhi đồng thời điều tiết chức năng sinh lý của thai phụ. Vitamin có rất nhiều loại, căn cứ vào sự khác nhau của tính hòa tan mà chia làm hai loại, vitamin tan trong mỡ và vitamin tan trong nước. Vitamin tan trong mỡ gồm có vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K. Vitamin tan trong nước có nhóm vitamin B và vitamin C. Nhóm vitamin B có B2, acid nicotinic (niacin), vitamin B6, vitamin B12 và acid folic…Theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu dinh dưỡng nước ngoài, chứng minh được rằng, giai đoạn trước khi mang thai và giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai, thai phụ uống thuốc bổ, có thể phòng tránh việc xuất hiện thai nhi dị hình mạch thần kinh. Nguồn cung cấp thực phẩm của acid folic là rau cải tươi, gan động vật thận…, đậu và men khô…

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình