Cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý của thai phụ cũng chính là cân bằng bữa ăn cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển thai nhi. Cân bằng bữa ăn chính là trong mỗi bữa ăn hay mỗi món thức ăn có chứa những chất dinh dưỡng hợp lý, bao gồm nhiều loại vitamin và muối vô cơ, đồng thời tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng phải thỏa đáng, thích hợp cho quá trình hấp thu và sử dụng. Điều tiết tốt bữa ăn của thai phụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng các giai đoạn mang thai khác nhau của thai phụ. Đây cũng là vấn đề đảm bảo sức khỏe và việc dự trữ những chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển của thai nhi. Phụ nữ sau khi mang thai cảm thấy thai nhi sinh trưởng, phát triển nhanh trong cơ thể, thông qua nhau thai, thai nhi hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu. Lúc đó lượng dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ tăng lên nhiều lần so với trước khi mang thai, đồng thời trong giai đoạn đầu, giữa và cuối của thời kỳ mang thai cũng có các nhu cầu khác nhau về các chất dinh dưỡng.
Trong ba tháng đầu mang thai, phôi thai sinh trưởng chậm. Khi thai được 12 tuần thì thể trọng thường chỉ có khoảng 18g, dinh dưỡng cần thiết còn hạn chế. Hơn nữa phải chú ý, trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai, thai phụ thường có những phản ứng khác nhau, thường làm giảm lượng hấp thu của chế độ ăn uống, nghiêm trọng có thể tạo thành hiện tượng ngộ độc acid và sự khử nước. Thời kỳ này nên dùng mọi phương pháp, cố gắng ăn uống điều độ, có thể giảm việc ăn nhiều lần, ăn nhiều thức ăn thanh đạm thô chế hay chưa gia công, mà có thể ăn cháo, trứng, hay tùy theo khẩu vị mà ăn 1 số thức ăn có vị chua và mặn. Không nên ăn thức ăn cay và có nhiều dầu mỡ hay mùi tanh để giảm nhẹ những phản ứng không tốt.
Trong giai đoạn giữa của thời kỳ mang thai tức khi thai được 4-6 tháng. Lúc này, thai nhi phát triển khá nhanh, bình quân mỗi ngày thể trọng tăng khoảng 10g. Hệ thống các cơ quan cũng đang ở vào giai đoạn thiết lập sự phân hóa nên tăng lượng cần thiết các chất dinh dưỡng, vì sự tiêu hao nhiệt lượng của thai phụ tăng 20%-25% so với trước khi mang thai. Quá trình gia tăng nhiệt lượng này nên được bổ sung thông qua thức ăn, bình thường nên tăng thức ăn chính và chú ý đến sự đa dạng các món ăn, nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ, còn nên chú ý đến những thực phẩm có chứa nhiều protein. Protein là cơ sở của sự sống, không có protein thì không có sự sống. Sự phát triển tế bào não của thai nhi, da, máu, thần kinh…đều không thể không có protein. Lượng protein mà thai phụ hấp thu đầy đủ, có thể thúc đẩy quá trình phát triển não lớn của thai nhi, làm cho trẻ thông minh hơn. Protein thực vật bắt nguồn từ thịt nạc, cá, trứng, sữa. Chú ý các loại thực phẩm có nhiều protein nếu có thể phối hợp sử dụng hợp lý, thì có thể nâng cao giá trị dinh dưỡng. Mặt khác, thai phụ nên ăn nhiều thức ăn có chứa các nguyên tố vi lượng như calci, phospho, sắt…quá trình phát triển xương của thai nhi cần lượng lớn calci và phospho, hemoglobin trong máu của thai phụ, nếu thai phụ mắc chứng thiếu máu do thiếu sắt, thì tốc độ tăng trưởng thể trọng của thai nhi sẽ chậm lại. Khi thiếu máu nghiêm trọng còn có thể phát sinh hiện tượng sinh non, thai chết và trẻ sơ sinh bị ngạt thở. Nếu thai phụ thiếu calci, thì sẽ đau lưng nhức chân, thậm chí hiện tượng loãng xương, cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, sau khi thai nhi chào đời dễ bị bệnh còi xương. Thai phụ nên ăn nhiều thức ăn có chứa sắt và calci có trong rau cải xanh, đậu, lòng đỏ trứng, rong biển, gan và thận động vật, huyết vịt, huyết heo, táo đỏ, trái cây khô, mè…
Gia tăng vitamin trong thức ăn thì không thể thiếu. Vitamin A có thể thúc đẩy quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Hàm lượng vitamin A có trong gan động vật, sữa, trứng, rau cải có màu khá cao. Nhóm vitamin B có thể tăng tính ngon miệng, trợ giúp tiêu hóa tốt, thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi, chúng có trong gạo thô, bột mì, đậu, quả cứng, thịt nạc, đậu phộng, hạnh đào, dưa thì khá cao. Vitamin C tăng cường khả năng kháng bệnh, tham gia vào phản ứng tái tạo oxy hóa trong cơ thể, thúc đẩy quá trình sinh trưởng. Hàm lượng vitamin C có nhiều trong rau quả. Vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thu calci và phospho trong ruột, và có tác dụng quan trọng đối với quá trình calci hóa xương, có nhiều trong dầu gan cá, sữa, lòng đỏ trứng. Việc tắm nắng cũng là cách cải thiện vitamin D có hiệu quả nhất, bổ sung calci rất cao.
Khi thai được 32-38 tuần thì sinh trưởng khá nhanh. Từ lúc này cho đến trước khi chào đời, thể trọng của thai nhi tăng lên phân nửa, hơn nữa đây là thời kỳ mà tế bào não lớn của thai nhi sinh trưởng mạnh. Dinh dưỡng mà thai phụ cần ngoài việc để cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển của thai nhi, còn dùng để dự trữ dinh dưỡng lúc xuất huyết, tiêu hao sinh lực khi sinh và cho con bú sau khi sinh. Do đó, trong cơ thể thai phụ cần phải bảo đảm lượng thực phẩm có chứa carbohydrat nhất định, một số thực phẩm chứa lipid thích hợp, bổ sung các loại muối vô cơ như calci, sắt, phospho, iod, vitamin…đều rất cần thiết. Vì thế thức ăn của thai phụ nên đa dạng, bảo đảm cho việc cung cấp dinh dưỡng. Trong bữa ăn có thể tăng thêm những thức ăn có chứa nhiều protein cần thiết cho cơ thể như đậu, nấm, nấm hương, mộc nhĩ, nội tạng động vật, thịt, gia cầm, thủy sản, trứng cùng với sườn heo, huyết heo, huyết dê, gân giò, da heo, sữa…
Nếu thai phụ có hiện tượng phù, khi ăn nên chú ý ăn các món ăn và thực phẩm chính có chứa ít muối, để tránh tình trạng gia tăng thêm sức ép cho tim và thận. Để giảm nhẹ chứng phù cho thai phụ thì trong chế độ ăn uống nên tăng thêm thực phẩm có tác dụng lợi nước, như canh bí đao, rong biển, cá chép chưng hay canh cá chép, cơm đậu đỏ hay cháo đậu đỏ… Tuy nhiên, không nên hấp thu quá nhiều thức ăn có hàm lượng carbohydrat và lipid cao, để tránh thai nhi bị béo phì, dẫn đến khó khăn cho quá trình sinh đẻ. Mỗi ngày thai nhi càng phát triển, cho nên dung tích không gian ruột của thai phụ giảm, vì thế thai phụ không thích hợp ăn nhiều bữa, phòng tránh việc dạ dày và bụng có cảm giác no trướng.
Ngoài ra, để tránh việc thai phụ mắc chứng táo bón trong giai đoạn giữa và cuối thời kỳ mang thai, nên ăn nhiều rau có chứa nhiều chất xơ và chất keo, như khoai sọ, mầm tỏi, hoa hiên tươi, rau thơm, rau cần, củ niễng, măng…Trái cây thì đào, quả trám, cơm dừa tươi, hải đường, quả bột…ngoài ra, có thể phối hợp dùng mè, đậu phộng… những thực phẩm này có khá nhiều dầu, giúp cho việc nhuận tràng, thúc đẩy nhu động của đường ruột.
Trong thời kỳ mang thai, mỗi ngày lượng thức ăn cơ bản cần thiết của thai phụ là: 500g thực phẩm chính (gạo hay bột mì), một trứng gà, 100g thịt cá hay gan, 100g đậu hay chế phẩm từ đậu, 500g sữa bò, 500g rau cải xanh tươi, 250g những rau cải khác. Trái cây với lượng thích hợp. Mỗi ngày thay đổi màu sắc, chủng loại thực phẩm theo sở thích |