Thai phụ ăn quá nhiều sẽ tạo thành hiện tượng thừa chất dinh dưỡng, không có lợi cho thai phụ và thai nhi. Do thừa chất dinh dưỡng dẫn đến thai nhi quá lớn, không những làm cho cơ thể của thai phụ vượt mức, họat động khó khăn, tăng thêm gánh nặng cho tim và phổi, dễ dẫn đến hiện tượng khó sinh. Khi sinh thai nhi quá lớn sẽ kéo dài quá trình sinh, gây thiếu ôxy, trẻ sơ sinh dễ bị ngạt thở đồng thời dễ xuất trong sọ, thậm chí dẫn đến thiếu máu, bệnh não ở trẻ sơ sinh. Do đó, lượng hấp thu chế độ ăn uống của thai phụ nên đảm bảo vừa phải.
Nước là rất cần thiết cho cơ thể, chiếm 60% tổng trọng lượng cơ thể. Nước tham gia vào quá trình vận chuyển và chuyển hóa các chất trong cơ thể, điều tiết chức năng giữa các bộ phận trong cơ thể, và có lợi cho quá trình điều tiết thân nhiệt. Do đó, thai phụ nên uống đủ nước, mỗi ngày uống khoảng 1000-1500ml nước. Lượng ăn uống của thai phụ còn dựa vào nhiều nhân tố như sự hoạt động của bản thân, thể trọng, thời tiết, khí hậu, môi trường…để tăng giảm theo tâm trạng. Có một số thai phụ sợ chứng phù nặng thêm, không dám uống nước. Nếu uống quá ít nước, thì máu sẽ cô lại, nồng độ của các chất thải trong máu cũng sẽ tăng cao, khó bài tiết ra ngoài, cơ hội nhiễm khuẩn đường tiểu sẽ tăng, không có lợi đối với quá trình chuyển hóa mới và cũ của thai nhi và da của thai phụ. Bởi vì, nước là mỹ phẩm tốt nhất, thiếu nước thì da sẽ khô ráp. Nếu hấp thu quá nhiều nước, sẽ tăng gánh nặng cho thận, lượng nước thừa sẽ tích trữ lại trong cơ thể, dẫn đến chứng phù. Nhất là vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, thai phụ càng nên chú ý khống chế việc uống nước. Mỗi ngày thích hợp nhất là trong khoảng 1000ml, để tránh chứng phù nặng thêm, dẫn đến những bệnh như cao huyết áp khi mang thai… |