Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cách điều chỉnh hiện tượng thiếu máu sau khi mang thai?

Trong nửa thời kỳ mang thai do sự gia tăng tổng số tế bào của thai phụ, cần 500mg sắt; thai nhi và nhau thai cần 300mg. Tổng cộng cơ thể thai phụ cần 800mg. Nhưng ngày thường cơ thể chỉ có được 500mg từ chế độ ăn uống. Những bộ phận khác còn thiếu được bổ sung bởi sắt trong kho dự trữ của cơ thể. Do đó, trong thời kỳ mang thai thai phụ nên ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều sắt, như gan động vật (bao gồm cả gan gia cầm), thịt nạc, huyết heo, huyết vịt, lòng đỏ trứng, nấm hương, rong biển, rau cần, rau dền, rau chân vịt, mộc nhĩ đen, tương mè và đậu nành, chế phẩm từ đậu…Sắt có trong thức ăn không được cơ thể hấp thu hoàn toàn, như sắt trong thực phẩm thực vật như đậu, rau cải, rong biển… vì không thuộc thành phần sắt trong hồng cầu, tỷ lệ hấp thu của cơ thể rất thấp, chỉ có mấy phần trăm. Nguyên tố sắt có trong thực phẩm động vật như cá, thịt, trứng…là sắt trong hồng cầu, tỷ lệ hấp thu là gấp 5-10 lần sắt không thuộc về hồng cầu. Do đó nên chú ý bổ sung nhiều protein có trong thịt động vật. Để tăng tỷ lệ hấp thu sắt thực vật, có thể tăng một số thức ăn giàu vitamin C trong khi nấu ăn, ví dụ như, thêm một ít nước cốt chanh, hay chế biến chung với ớt, dưa leo…Sắt thực vật phối hợp chung với thức ăn có hàm lượng protein cao rất có lợi cho quá trình hấp thu sắt. Ví dụ như, khi tán đậu hủ thì cho thêm vào một ít mè chín, thêm một ít tương salad vào rau cải có hàm lượng sắt cao để tạo thành cải trộn salad…Nâng cao tỷ lệ hấp thu sắt thì nên chú ý đến sự cân bằng của nhiều chất như protein, rau cải, trái cây…

Trong café và trà có chứa acid tannic, chúng kết hợp với sắt thành chất không tan ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, nên một giờ trước và sau khi ăn tốt nhất là không nên uống café và trà.

 Chẩn đoán xác thực về bệnh thiếu máu do thiếu sắt để kịp thời bổ sung thuốc sắt, đồng thời cung cấp thêm vitamin B và vitamin C. Nếu thiếu máu nghiêm trọng, huyết sắt tố thấp hơn 60g/L, có thể truyền máu nhiều lần với lượng ít.

Lượng sắt mà thai phụ hấp thu từ trong thức ăn bình thường, mặc dù luôn đạt được lượng cung cấp đưa ra, nhưng do tỷ lệ hấp thu và sử dụng kém, nhiều lúc khó thỏa mãn được nhu cầu thực tế cho cơ thể. Do đó, nên bổ sung 30mg sắt mỗi ngày ngay từ khi bắt đầu mang thai, tương đương với mỗi ngày  uống 150mg sulfat sắt II kết tinh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình