Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Thiếu máu trong thời kỳ mang thai có những ảnh hưởng nào đối với sức khỏe của thai phụ?

Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể người, là nguyên liệu chủ yếu tạo nên hemoglobin, tham gia vào quá trình vận chuyển và sử dụng ôxy trong cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thai phụ thiếu máu do thiếu sắt và thiếu chất dinh dưỡng là rất phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là lượng sắt tăng cần thiết trong thời kỳ mang thai thông qua tỷ lệ hấp thu và sử dụng sắt trong thức ăn kém, không cung cấp đủ. Dự đoán lượng sắt cần thiết trong thời kỳ mang thai là khoảng 1000mg. Khi trẻ chào đời thì lượng sắt dự trữ trong cơ thể là 280g, điều đó có thể thỏa mãn nhu cầu trong bốn tháng đầu cho cơ thể sản phụ sau khi sanh. Vì vậy, Hội dinh dưỡng học Trung Quốc khuyến khích, lượng kẽm cung cấp trong bữa ăn hàng ngày của phụ nữ là 18g, thai phụ thì phải cần 28g mỗi ngày.

Thiếu máu trong thời kỳ mang thai cho thấy chỉ sắc tố của thai phụ ít hơn 100g/L, hồng cầu ít hơn 3,5 x 10 L, thể tích hồng cầu ít hơn 0,32. Biểu hiện ở niêm mạc da xanh xao, toàn thân không có lực, chóng mặt hoa mắt, nhịp tim nhanh, thở gấp…

Thông thường thì lượng máu hòa tan trong thời kỳ mang thai có thể tăng 50%, mà thể tích hồng cầu tăng 25%, tạo nên hiện tượng loãng máu mang tính sinh lý, nhưng chỉ đạt đến chỉ tiêu thiếu máu trong thời kỳ mang thai, thông thường gọi là thiếu máu mang tính sinh lý. Còn thiếu máu thật sự trong thời kỳ mang thai phần lớn là thiếu máu do thiếu sắt, chủ yếu là do việc chuẩn bị sắt cho cơ thể trước khi mang thai không đủ.

Thiếu máu trong thời kỳ mang thai gây ảnh hưởng xấu đối với cả mẹ và con. Do thiếu máu, mà khả năng mang theo ôxy của hồng cầu giảm, dẫn đến cung cấp không đủ ôxy cho thai nhi, dẫn đến thai nhi phát triển trong tử cung không toàn diện. Nếu lượng huyết sắt tố và hồng cầu chỉ bằng nửa người bình thường, có thể xuất hiện hiện tượng thai chết trong tử cung, chết sau khi sinh hay dẫn đến sinh non. Thậm chí còn xuất hiện hiện tượng thiếu máu ở thai nhi. Khi thiếu máu, khả năng mang ôxy của máu thấp, làm cho cơ tim của thai phụ thiếu máu, nhịp tim nhanh do thiếu oxy, lượng máu do tim bài tiết tăng, điện tích của tim tăng, nghiêm trọng có thể dẫn đến suy tim. Thiếu máu có thể làm cho tử cung thiếu máu, dễ phát sinh hội chứng cao huyết áp khi mang thai. Thiếu máu làm giảm khả năng chịu đựng đối với việc xuất huyết trong quá trình sinh và xuất huyết sau khi sinh, dễ dẫn đến choáng. Thiếu máu làm giảm sức đề kháng của cơ thể, có thể tăng cơ hội nhiễm trùng hậu sản. Từ đó, có thể nhận thấy, thiếu máu trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai phụ và thai nhi, không nên xem thường mà phải điều chỉnh hợp lý

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình