Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Thai phụ nên hạn chế ăn một số thực phẩm nào?

Ăn uống không chỉ để duy trì sự sống của cơ thể, mà còn là một cách hưởng thụ có văn hóa. Đối với nhiều loại thức ăn, người bình thường có thể ăn thoải mái, nhưng thai phụ lại không được ăn. Bởi vì, sự ăn uống của họ còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng. Vì vậy, những thức ăn dưới đây thai phụ nên hạn chế ăn, nếu ăn nhiều sẽ rất có hại cho thai nhi, tốt nhất là nên chú ý:

(1) Bánh quẩy: bánh quẩy là thức ăn sáng thường thấy trên bàn ăn của rất nhiều gia đình, thai phụ tốt nhất nên ăn ít. Bởi vì, trong quá trình làm bánh quẩy người làm thêm vào phèn chua. Phèn là chất vô cơ có chứa nhôm, mỗi 500g bột bánh quẩy cần khoảng 15g phèn. Nếu thai phụ mỗi ngày ăn hai cái, tức là có 3g phèn trong cơ thể. Lượng nhôm hấp thu tích tụ lại thì thật nguy hiểm. Lượng nhôm này thông qua nhau thai, thấm vào não lớn của thai nhi, làm cản trở quá trình phát triển của não lớn. Riêng việc cho rằng phèn là nguyên nhân dẫn đến chứng đãn trí ở người già vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận, nhưng tóm lại thai phụ không nên thường xuyên ăn thì tốt nhất.

(2) Đường hóa học: là một chất khác hoàn toàn với đường. Đường được lấy ra từ mía và cải ngọt. Ngược lại, đường hóa học là chất hóa học được luyện ra từ hắc ín. Thành phần chủ yếu của nó là natri hóa học, không có giá trị dinh dưỡng. Đường hóa học tinh khiết thì không có hại cho cơ thể người, còn đường hóa học bình thường thì rất có hại. Vì vậy, thai phụ không nên thường xuyên dùng quá nhiều đường hóa học, hay uống nhiều thức uống có chứa đường hóa học. Đường hóa học có tác dụng kích thích đối với niêm mạc, ruột và dạ dày, và ảnh hưởng đến chức năng của một số dung môi tiêu hóa trong cơ thể, làm giảm chức năng tiêu hóa phát sinh hiện tượng tiêu hóa không tốt, cản trở chức năng hấp thu chất dinh dưỡng… do đường hóa học là chất được tiết ra từ thận, nên sẽ tăng thêm gánh nặng cho thận.

(3) Gia vị hương liệu nóng: Những gia vị như hồi hương tám góc, tiểu hồi hương, hoa tiêu, bột tiêu, hổ quế, hồ tiêu, ngũ vị hương…thì thai phụ nên dùng ít hay không dùng vào thời kỳ mang thai. Đông y cho rằng, thai phụ quá nóng, do đó rất thích hợp lạnh trước khi mang thai, không nên dùng quá nhiều thực phẩm có tính nóng. Hơn nữa thai phụ khi mang thai thì ruột quá nóng, nếu dùng hương liệu nóng có tính nóng, tính nóng kích thích, trong một thời gian dài sẽ gây tổn thương âm, tiêu hao dịch, làm cho ruột càng nóng hơn, dẫn đến táo bón hay đi đại tiện khó khăn.

(4) Muối: tên hóa học của muối ăn liền là muối natri. Thai phụ mỗi ngày không nên ăn hơn 20g muối natri. Ăn quá nhiều muối natri sẽ dẫn đến chứng phù, tăng huyết áp, trữ quá nhiều muối natri trong cơ thể, sẽ dẫn đến sự mất cân bằng của nước natri trong cơ thể, nguy hiểm nhất là đối với những thai phụ vốn đã mắc chứng phù, cao huyết áp, nước ối quá nhiều…sẽ làm cho những bệnh này nặng thêm. Nếu thai phụ mắc một số bệnh như bệnh tim, bệnh thận…, thì nên hạn chế muối hay ăn ít muối natri ngay khi bắt đầu mang thai. Nếu thai phụ mắc chứng cao huyết áp khi mang thai, thì càng nên kỵ muối. Thai phụ nên tập quen dần với việc ăn uống ít muối.

(5) Thức ăn có tính acid: thông thường, do những phản ứng trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai mà thai phụ thích ăn đồ chua. Hầu hết các thai phụ đều cho rằng, đồ chua sẽ giải tỏa được việc nôn mửa trong thời kỳ mang thai, thậm chí còn lạm dụng một số thuốc có tính chua để chóng nôn. Thật ra, thai phụ ăn quá nhiều đồ chua trong thời kỳ mang thai thì không tốt. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu giảm độ kiềm trong cơ thể, không những làm cho thai phụ mệt mỏi, mà còn dẫn đến một số bệnh, ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Vào khoảng nửa tháng đầu của thời kỳ mang thai, thai phụ tốt nhất là ăn ít hay không ăn đồ chua hay thuốc có tính chua.

(6) Cá khô:  Cá khô có chứa nhiều dimethyl nitrat, khi đi vào cơ thể thai phụ thì chuyển thành dimethyl nitro amin. Chất này có khả năng dẫn đến ung thư khá cao, và thông qua nhau thai có tác dụng xấu với thai nhi. Đây là một loại thực phẩm có tính nguy hiểm rất lớn cho thai phụ và thai nhi.

(7) Hoàng kỳ hầm gà: Hoàng kỳ có chức năng bổ khí kiện tỳ. Hầm chung với gà mái cho thai phụ ăn có tác dụng tẩm bổ ít khí. Đây là thực phẩm thường dùng tốt nhất dành cho thai phụ bị mắc chứng khí hư. Nhưng những thai phụ sắp sinh thì nên thận trọng khi ăn, nếu không quy luật sinh lý giảm bình thường của thai nhi trong giai đoạn cuối thời kỳ mang thai bị cản trở, dễ dẫn đến khó sinh.

(8) Sơn trà: Thai phụ sau khi mang thai thường có những phản ứng như buồn nôn, nôn mửa, không ngon miệng…thường thích ăn một số mứt trái cây chua. Sơn trà chua ngọt rất ngon miệng, và có tác dụng khai vị tiêu hóa, là thứ mà thai phụ rất thích dùng. Nhưng, sơn trà có tác dụng kích thích nhất định đối với tử cung, có thể thúc đẩy quá trình co rút tử cung. Nếu thai phụ ăn nhiều sơn trà và các chế phẩm từ sơn trà, có thể bị sẩy thai. Do đó đối với những thai phụ đã từng bị sẩy thai hay có nguy cơ bị sẩy thai, nên kỵ ăn sơn trà.

(9) Quế viên: Quế viên còn được gọi là long nhãn, có vị ngon, nhiều chất dinh dưỡng và những chất như đường glucose, đường saccharose và nhiều loại vitamin… Đông y cho rằng, quế viên có chức năng bổ tim, bổ tì, an thần, dưỡng máu…Nhưng thuộc tính của nó rất nóng, những thai phụ suy âm nóng người, không thích hợp dùng.

Phụ nữ sau khi mang thai, phần lớn đều ra máu ở âm đạo. Suy âm thường dẫn đến nóng người, do đó thường có những triệu chứng như khô miệng, nóng lưỡi, đại tiện khô cứng…Đông y khuyên rằng, thích hợp nhất là làm mát cơ thể khi mang thai. Vì vậy, thai phụ sau khi ăn quế viên nóng, không những không thể bảo vệ thai, ngược lại còn nóng thêm, làm tăng thêm sức nóng cho thai nhi, rất dễ dẫn đến khí huyết không ổn định, xuất hiện những triệu chứng xảy thai và có nguy cơ xảy thai cao như đau bụng, xuất huyết âm đạo… thậm chí khi sinh sẽ kéo dài quá trình sinh và khó sinh.

Qua nghiên cứu, y học phát hiện thấy thai phụ chuẩn bị sinh, nếu ăn canh quế viên, sẽ làm chậm quá trình co rút tử cung mang tính quy luật và dẫn đến thiếu lực, kéo dài quá trình sinh. Đó là do trong quế viên có chứa một chất làm giảm tính nhạy cảm cơ trơn của tử cung đối với chất thúc sản, hơn nữa có tác dụng mở rộng mạch máu. Do đó, nhằm tránh xảy thai và những biến chứng nguy hiểm khác, thai phụ nên thận trọng khi ăn quế viên, càng không nên dùng làm thuốc an thai.

(10) Trái cây: 1 số thai phụ thường nghĩ ăn nhiều trái cây có thể tăng lượng dinh dưỡng cho cơ thể, không dẫn đến chứng phát phì mà còn làm cho da của trẻ trắng mịn. Thật ra, trong trái cây không chỉ có 90% là nước, mà còn chứa nhiều đường glucose, đường fructose, đường saccharose và vitamin. Những loại đường này rất dễ cho ruột hấp thụ tiêu hóa. Đường glucose, đường fructose thông qua quá trình chuyển hóa có thể chuyển thành lipid trung tính, thúc đẩy quá trình tăng thể trọng, và tồn tại nhiều trong máu. Cho nên mỗi ngày thai phụ không nên ăn quá 300g trái cây.

(11) Thực phẩm ăn liền: Phụ nữ mang thai cần một lượng lớn nhiều loại protein, lipid, đường, khoáng chất, vitamin và nguyên tố vi lượng nhất định. Ngoài ra, thai phụ cần một số acid béo cần thiết, chúng là thành phần cấu tạo nên mạch máu và tế bào thần kinh. Những thức ăn như mì ăn liền…không những thiếu nhiều loại protein, mà còn thiếu những acid béo này. Thai phụ ăn nhiều hay thường xuyên ăn thực phẩm ăn liền sẽ làm thai nhi thiếu thể trọng, thậm chí làm chết trẻ sơ sinh, hoặc xuất hiện một số bệnh phụ khoa.

(12) Thực phẩm đóng hộp: Thức ăn đóng hộp tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng, tiện lợi…, nhưng do chế biến không bảo đảm hay đóng hộp kỹ càng, trong quá trình chế biến, vận chuyển và bảo quản, dễ bị nhiễm khuẩn và hư hại. Những hộp thức ăn này nếu cho thai phụ dùng, sẽ rất nguy hại đến sức khỏe của mẹ và con, thậm chí bị sẩy thai, sinh non hay tử vong do đau bụng hay ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, thức ăn đóng hộp được thêm vào chất bảo quản trong quá trình chế biến, nên người mang thai ăn quá nhiều đồ hộp đều không có lợi cho sức khỏe của thai mẹ và thai nhi. Thức ăn tươi sau khi đóng hộp cũng có thể có một số chất dinh dưỡng bị hư hại. Do đó, thai phụ khi dùng đồ hộp thì không nên ăn nhiều thức ăn tươi, nếu có điều kiện, thì nên cố gắng ăn thịt, cá, trứng và rau quả tươi. Như vậy mới có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và con.

(13) Những đồ uống sẵn: Thai phụ không nên uống quá nhiều thức uống có sẵn vì trong nước ngọt có chứa alkaloid như caffein, có thể làm cho thai phụ đau đầu, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn mửa…Lượng caffein lớn có trong cơ thể còn có thể thông qua hàng rào nhau thai, gây độc hại cho thai nhi đang phát triển, sinh ra bệnh trí lực bẩm sinh thấp

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình