Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Sắp xếp thời gian làm việc và nghĩ ngơi hợp lý cho thai phụ.

Thai phụ trong thời kỳ mang thai, cơ thể phát sinh một loạt những thay đổi đặc thù, có ảnh hưởng nhất định đối với công việc và học tập thường ngày. Cho nên, việc sắp xếp chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đều có lợi đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Thai phụ có thể tham gia làm việc và học tập bình thường.

Thai phụ nên chú ý kết hợp giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không thích hợp làm những công việc nặng và lượng công việc quá lớn. Cũng không thích hợp làm những việc phải quỳ hay khom lưng trong một thời gian dài, bởi vì, tư thế này sẽ tăng thêm sức ép cho bụng, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của thai nhi, không có lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của thai nhi, nhưng cũng không nên ngồi yên bất động quá lâu.

Thai phụ nên đi làm thường ngày, tham gia những công việc nhẹ, đối với những công việc nhà thì hoàn toàn có thể làm tốt. Hoạt động hợp lý có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng của tim và phổi, có lợi cho giấc ngủ, đồng thời có thể giảm nhẹ chứng đau lưng, mỏi chân và phòng tránh hay giảm nhẹ chứng phù chân. Hoạt động hợp lý còn làm tăng sức cho cơ bắp toàn thân, có lợi cho việc sinh đẻ. Trong giai đoạn đầu, giữa và cuối của thai kỳ, tỷ lệ của chế độ làm việc và nghỉ ngơi phải được sắp xếp hợp lí. Khi thai được 1-3 tháng nên tịnh dưỡng hợp lý, để tránh sẩy thai. Khoảng 4-7 tháng thì nên tăng lượng hoạt động hợp lý, tăng cường dinh dưỡng, thúc đẩy tính ngon miệng, bảo đảm nhu cầu sinh trưởng bình thường của thai nhi. Sau 7 tháng, thai phụ chỉ nên làm những công việc tương đối nhẹ nhàng, không làm ca đêm, nên tăng giấc ngủ một cách hợp lý, hoặc trong thời gian làm việc phải có thời gian nghỉ ngơi. Hai tuần trước khi sinh, thai phụ nên bắt đầu nghỉ phép, nghỉ ngơi cho tốt, dùng thể lực sung mãn và tâm trạng thoải mái để chuẩn bị quá trình sinh đẻ.

Quá trình nghỉ ngơi của thai phụ.

Hầu hết, thai phụ băn khoăn suy nghĩ nên nghỉ ngơi nhiều hay ít? Nghỉ ngơi như thế nào thì mới có lợi? Khi nghỉ ngơi phải chú ý đến những vấn đề gì?

Thai phụ dễ nảy sinh cảm giác mệt mỏi trong khi làm việc hơn những người bình thường. Vì vậy, họ phải nghỉ ngơi nhiều hơn người bình thường. Mỗi tối phải ngủ đủ 8-9 tiếng. Giấc ngủ trưa phải được bảo đảm trong một tiếng. Ngoài ra, quá trình nghỉ ngơi của thai phụ nên nhiều hơn người bình thường 1 chút, tức thời gian làm việc phải ngắn, số lần nghỉ ngơi phải nhiều. Không nên đợi đến khi bản thân cảm thấy mệt mới nghỉ, đồng thời không nên trực ca đêm hay thức đêm.

Quá trình nghỉ ngơi của thai phụ, cũng khác nhau theo các thời kỳ mang thai và tùy vào người mang thai. Giai đoạn đầu mang thai (3 tháng đầu), thai phụ nên nghỉ ngơi 1 cách hợp lý. Bởi trong giai đoạn này dễ dẫn đến sẩy thai, nhất là những phụ nữ đã từng bị sẩy thai trước đây. Giai đoạn giữa của thai kỳ (4-6 tháng), thai phụ có thể làm những công việc nhẹ, nhưng không quá vất vả. Giai đoạn cuối của thai kỳ (3-6 tháng), gánh nặng cơ thể của thai phụ sẽ tăng lên, nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là 1 tháng trước khi sinh. Nhưng không nên nằm trên giường trong thời gian dài, nên kiên trì tản bộ và làm 1 số việc nhà nhẹ khác.

Căn cứ theo tình trạng thực tế của cơ thể thai phụ mà sắp xếp chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Như thai phụ xuất hiện chứng phù chân hay giãn tĩnh mạch chân, nên cố gắng giảm thời gian đi đứng, khi nghỉ ngơi nên nâng cao chân hay vị trí nằm (tốt nhất là nằm nghiên bên trái). Đối với thai phụ béo phì không nên nằm lâu hay ngồi lâu, nên tản bộ nhiều và làm những việc nhà thích hợp, để tránh cho thai phụ mập thêm và thai nhi sinh trưởng quá lớn, không có lợi cho việc sinh đẻ sau này. Còn những thai phụ có thể trạng bình thường, khỏe mạnh và làm việc trong suốt thời kỳ mang thai, nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn 1 chút.

Thai phụ nên ngủ trưa.

Các nghiên cứu y học cho rằng, thai phụ nên ngủ trưa, dù rất ít. Như vậy hiệu suất công việc có thể nâng cao và tinh thần được thoải mái.

Phụ nữ khi mang thai dễ buồn ngủ. Tiến sĩ y học Mộc Thông Sương của đại học y khoa Tokyo làm thí nghiệm trên động vật cho thấy, nguyên nhân mà thai phụ buồn ngủ trong thời kỳ mang thai là do 1 chất dẫn dụ giấc ngủ tạo thành.

Mộc Thông Sương theo dõi 1 số thai phụ và thường nghe nói “trong thời kỳ mang thai, họ rất buồn ngủ”. Từ đó, bà tìm hiểu và đem hiện tượng này làm đề tài nghiên cứu. Sau khi dùng chuột bạch làm thí nghiệm, bà phát hiện thấy, trong thời kỳ mang thai cơ thể thai phụ tiết ra 1 chất dịch gọi là “GM-CSF”. Tiếp đó bà cấy vào đại não của chuột bạch không mang thai thì phát hiện thấy, giấc ngủ của chuột bạch tăng lên rất nhiều. Dựa vào đó, Mộc Thông Sương cho rằng, chính chất này đã dẫn dụ giấc ngủ, đồng thời còn có tác dụng dễ làm trứng được thụ tinh làm tổ.

Bà nói “giấc ngủ của thai phụ là 1 bộ phận của cơ chế an ninh trong cơ thể của người mẹ. Đó là cơ chế tự bảo vệ thích ứng cho quá trình nghỉ ngơi tốt của người mẹ sau khi mang thai”. Vì vậy, bà đề nghị nên cho thai phụ có thời gian ngủ trưa, để họ có thể xóa bỏ sự mệt mỏi thông qua giấc ngủ trưa, hồi phục lại tinh thần và thể lực, vừa có lợi cho công việc, vừa có lợi cho quá trình sinh trưởng của thai nhi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình