Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Thai phụ trong giai đoạn cuối của thai kì nên tĩnh dưỡng hay nên vận động?

Thời kì này, thai phụ có thể tập thể dục không? Tĩnh dưỡng trên giường trong giai đoạn cuối của thai kì có phải là điều cần thiết không?

Tập thể dục hợp lí rất có lợi cho việc tăng cường chức năng của tim đối với thai phụ. Nếu chức năng tim và phổi của thai phụ khỏe mạnh có thể bảo đảm đủ cho quá trình cấp ôxy đối với thai nhi, tạo điều kiện cho quá trình phát triển bình thường của thai nhi. Ngoài ra, cơ thể thai phụ giảm bớt những triệu chứng xuất hiện trong thời kì mang thai như đau lưng, nhức chân, phù chân, nhịp tim, và hơi thở ngắn, hô hấp khó…Phụ nữ trong thời kì mang thai nên tham gia một số hoạt động thể dục thích hợp, nằm giường nghỉ quá nhiều sẽ làm giảm nhu động ruột và dạ dày. Từ đó, làm giảm tính ngon miệng, tiêu hóa không tốt, táo bón…Gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi, cũng không có lợi cho quá trình sinh đẻ. Do đó, thai phụ trong thời kỳ mang thai nên chú ý đến việc hoạt động thể dục và rèn luyện thân thể hợp lí, vừa làm vừa nghỉ, tránh việc nghỉ ngơi bất động không làm gì cả.

Tập thể dục hợp lí có thể cải thiện quá trình tuần hoàn máu toàn thân, tăng dinh dưỡng cho bắp, làm cho cơ bắp trữ được 1 lượng sức khá lớn. Thường xuyên tham gia hoạt động thể dục, còn có thể làm xương chắc hơn, có thể phòng cho thai phụ xuất hiện những chứng như răng không chắc, loãng xương…Rèn luyện thân thể còn có thể tăng cường chức năng của hệ thống thần kinh, duy trì các hệ thống cơ quan làm việc có hiệu quả, có lợi cho 1 số hệ thống trong thời kì mang thai phát sinh những thay đổi thích ứng. Hai tháng đầu sau khi mang thai, thai nhi thường ở trong giai đoạn phôi thai, lượng hoạt của thai phụ không nên quá nhiều, không nên làm những động tác dẫn đến sẩy thai. Hai tháng cuối cùng cũng không nên tham gia những hoạt động mạnh, để tránh sinh non, nhất là những phụ nữ đã từng bị sẩy thai thì càng nên chú ý hơn. Thời kì này, thai phụ có thể tản bộ, đánh thái cực, tập thể dục theo đài. Mang thai được 4-7 tháng, thai phụ có thể dựa vào điều kiện, thói quen và sở thích cá nhân mà tiến hành 1 số hoạt động theo khả năng của mình, như đánh bóng bàn, chơi bóng chuyền, bóng rổ, chạy chậm, tản bộ…Thời gian hoạt động không nên quá dài, tốt nhất là không nên có cảm giác đang làm việc. Tức là sau khi ngừng 10 phút thì hồi phục lại nhịp tim trước khi tập, cơ thể không có bất cứ 1 cảm giác khó chịu nào. Sau khi hoạt động, nếu nhịp tim mỗi phút vượt quá 130 lần, nên ngừng hoạt động ngay. Với cách nghỉ sau khi mang thai không nên làm bất cứ việc, không dám tham gia bất cứ 1 hoạt động nào, thật ra đó chỉ có hại chứ không có lợi cho cơ thể thai phụ.

Thai phụ tiến hành những bài tập hợp lí, vừa giảm nhẹ việc đau lưng, vừa có thể điều tiết hệ thống thần kinh, có lợi cho giấc ngủ và sức khỏe của cả mẹ và con, đồng thời tăng cường quá trình chuyển hóa của thai nhi, rút ngắn quá trình sinh và diễn ra thuận lợi.

Hiện nay, 1 số phụ nữ khi mang thai nhận được sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của chồng và người thân, thường nhấn mạnh việc nghỉ ngơi và tăng cường chất dinh dưỡng, xem nhẹ những hoạt động cần thiết và rèn luyện thân thể. Nhất là những thai phụ thường xuyên nằm tĩnh dưỡng trên giường trong giai đoạn sau của thai kì, cho rằng như vậy sẽ duy trì được những sự bình thường cho thai nhi tránh động thai là 1 cách nghỉ phiến diện. Nhận thức này là rất có hại, có thể dẫn đến ngưng trệ việc sinh đẻ.

Hiện nay, trong phòng sinh của bệnh viện thường gặp những tình trạng sau: thai phụ khỏe mạnh, kiểm tra trước khi sinh thì thai nhi phát triển tốt, vị trí thai bình thường, đường sinh sản thông thoáng. Theo nguyên tắc thì việc sinh đẻ sẽ thuận lợi, nhưng khi chuyển dạ, tử cung của thai phụ lại co rút không có lực, dẫn đến quá trình sinh tiến triển chậm, tạo nên việc ngưng trệ khi sinh. Thường xuất hiện hiện tượng khó chịu của thai nhi trong tử cung, cuối cùng phải dùng cách phẫu thuật để sinh con. Dựa theo điều tra chứng minh rằng, hiện nay, 1 nguyên nhân khá quan trọng dẫn đến ngưng trệ khi sinh là có liên quan đến việc thai phụ tĩnh dưỡng trên giường quá nhiều và thiếu những hoạt động cần thiết trong thời kì mang thai, nhất là trong giai đoạn giữa và cuối của thai kì. Thai phụ thiếu hoạt động và rèn luyện cơ thể trong thời gian dài, làm cho cơ bắp của cơ thể, đặc biệt là cơ vùng lưng, bụng, và khung chậu có liên quan đến việc sinh đẻ trở nên lỏng lẻo, không có lực, cộng thêm việc ăn đầy đủ dinh dưỡng trong thời kì mang thai, làm cho thai nhi trong bụng phát triển quá lớn, gây nên khó khăn khi sinh.

Sinh đẻ là 1 hiện tượng sinh lí tự nhiên, nó được hoàn thành dưới tình trạng bình thường của sức sinh, đường sinh, thai nhi. Sức sinh gồm khả năng co rút của tử cung, khả năng co rút của bụng, và khả năng co rút của hậu môn. Khả năng co rút của những cơ này có liên quan mật thiết với hoạt động và rèn luyện thường ngày. Vì vậy, ngày thường thai phụ thường xuyên tham gia những hoạt động lao động, rèn luyện cơ thể bằng những hoạt động cần thiết trong thời kì mang thai, đều có lợi cho việc sinh đẻ sau này. Do vậy, thai phụ trong giai đoạn giữa và cuối của thai kì nên chú ý đến lượng dinh dưỡng hợp lí, nên vận động cơ thể hợp lí. Điều đó có ích cho việc rút ngắn quá trình sinh và phòng tránh ngưng trệ khi sinh.

Thai phụ nên chọn những hoạt dộng không gây mệt, như đi tản bộ, bơi, làm những bài thể dục có hoạt động ít, đặc biệt là thể dục cho thai phụ, tập thể dục dưới nước, đi xe đạp tĩnh tại, chạy chậm, đánh tennis (hoạt động hợp lí), chơi bowling…

Nếu ngày thường, thai phụ không thích tập thể dục, khi mang thai chỉ nên tập 10 phút, và chọn 1 nơi có không khí trong lành để tiến hành tập. Tập từ 30 phút đến 1 tiếng là đủ, không cần miễn cưỡng bản thân tham gia hoạt động quá nhiều. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu cho nhau thai, không có lợi cho thai nhi. Nếu thai phụ có thói quen tập thể dục trước khi sinh, thì nên tiếp tục tập, nhưng lượng tập phải giảm 70%-80% so với trước lúc mang thai

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình