Khi mang thai, nhất là sau 6 hay 7 tháng, thân hình thai phụ nặng nề, hoạt động không được như bình thường, làm việc cũng bất tiện hơn lúc trước. Nhưng những công việc nhà cần thiết thì không thể không đích thân làm. Thai phụ có thể làm 1 số việc nhà, chỉ cần cảm thấy không mệt mỏi, thì xem như 1 cách vận động, rất có lợi cho cơ thể. Nhưng, dù sao làm việc trong giai đoạn cuối của thai kì, thai phụ cũng có thể gặp rất nhiều nguy hiểm. Do đó, phải chú ý đến những vấn đề sau:
(1) Mua sắm: mỗi ngày thai phụ ra ngoài mua đồ, xem như tản bộ. Nên chọn lúc ít người đi là tốt nhất, tránh tình trạng va chạm không cần thiết trong vòng người đông đúc. Nhất là phải bảo vệ phần bụng để tránh điều bất trắc. Khi có những bệnh dịch như cảm cúm… vào mùa đông, mùa xuân, tốt nhất là không nên đến những chợ lớn, những nơi đó có không khí lưu thông không tốt, dễ có nguy cơ bị lây nhiễm. Ngày thường đi chợ, không nên leo lên lầu cao, nếu có thang máy thì nên tận dụng để lên xuống. Ngoài ra, không nên mua quá nhiều đồ trong 1 lần, ôm đồ nặng đi trong 1 quãng đường dài. Nếu cần thiết nên chia nhiều lần, hay cùng đi với chồng, vừa hoạt động cơ thể, vừa có thể tăng lượng thông tin về thương phẩm, thỏa mãn nhu cầu tâm lí về việc thích đi mua sắm của giới nữ.
(2) Nấu ăn: Đôi chân của thai phụ rất dễ sưng phù trong giai đoạn cuối của thai kì. Lúc đó, khi nấu ăn nên chú ý, nếu làm công tác chuẩn bị như nhặt rau, làm gà, làm cá, thái thịt nên ngồi làm. Không nên khom lưng hay đứng quá lâu, chú ý không nên để cho bệ bếp đè ép vào phần bụng đã nhô ra. Khi có phản ứng hoạt động của thai nhi vào giai đoạn đầu của thai kì, thai phụ tốt nhất không nên tự mình xào cải, chiên thức ăn để tránh sặc khói dầu, hay là buồn nôn khi ngửi thấy mùi dầu, tăng những phản ứng khó chịu khi mang thai, ảnh hưởng đến tính ngon miệng và sự tiêu hóa. Làm thức ăn cho thai phụ tốt nhất là chưng thanh đạm, nấu hầm, đồng thời chú ý đến sắc, hương, vị cho món ăn, để tăng tính ngon miệng.
(3) Giặt đồ: Nếu có điều kiện nên dùng máy giặt để giặt đồ, giảm bớt sự tiêu hao của thể lực, đồng thời tránh đươc việc khom lưng chà giặt. Khi phơi đồ bởi vì có động tác nhướng người, nhón chân, phần bụng cần dùng sức, những thai phụ đã từng bị sẩy thai thì nên cẩn thận nhiều, để tránh sẩy thai lần nữa. Khi phơi đồ có thể dùng nhiều cách như dùng cây phơi đồ để treo đồ lên, hay đệm thêm 1 cái ghế nhỏ rồi đứng lên treo quần áo. Không nên giặt quá nhiều đồ trong 1 lần.
(4) Quét dọn: thai phụ không nên trèo cao để dọn vệ sinh, không nên tự mình vận chuyển, di dời những vật dụng nặng trong nhà, cũng không nên khom lưng chà rửa, hoặc làm những động tác này vừa phải dùng sức nín thở, tăng sức ép cho phần bụng rất nguy hiểm, nhất là vào giai đoạn cuối của thai kì thì càng không nên làm. Vào mùa đông, còn phải hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, vì sự kích thích của nước lạnh cũng sẽ dẫn đến sẩy thai. Cũng không nên ngồi nhổ cỏ ở trong vườn nhà, bởi vì quỳ gối trong thời gian dài, thì vùng khung chậu sung huyết cũng dễ dẫn đến sẩy thai.
(5) May đồ: thai phụ khi ngồi may, bụng phải dùng sức nhiều, do đó không nên dùng máy may đạp chân. Nếu có thể dùng nên dùng máy may điện thì càng tốt, bởi vì máy may điện không gây chấn động cho phần bụng. Nhưng trong quá trình sử dụng máy may điện, nếu cảm thấy bụng không khỏe thì nên ngừng lại ngay. Nên ủi đồ ở trên bàn ủi đồ có độ cao thích hợp
Tóm lại, thai phụ nên làm việc nhà, nên hoạt động cơ thể và cố gắng đạt được sự kết hợp giữa lao động và niềm vui, thư giản và căng thẳng hợp lí |