Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Thai phụ phải thận trọng khi tắm.

Tắm không chỉ là thói quen vệ sinh cá nhân tốt mà còn là cách làm thư giãn cơ thể. Sau khi tắm, thần sắc thoải mái, cả người khoan khoái dễ chịu. Vì vậy phụ nữ đặc biệt nên duy trì thói quen tắm có lợi cho sức khỏe. Phụ nữ sau khi mang thai, do có sự thay đổi về quá trình bài tiết trong cơ thể, quá trình chuyển hóa mới và cũ dần phát triển mạnh, sự bài tiết của tuyến mồ hôi và tuyến mỡ cũng sẽ theo đó mà tăng lên. Do đó, thai phụ so với người thường thì càng nên định kì tắm rửa. Vậy thì, khi tắm thai phụ nên chú ý đến những việc gì?

(1) Chú ý đến nhiệt độ của nước: Nhiệt độ của nước không nên quá cao. Theo nghiên cứu y học cho thấy, nhiệt độ của nước quá cao sẽ gây tổn hại cho hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi. Căn cứ theo sự kiểm định của nghiên cứu lâm sàn, thân nhiệt của thai phụ tăng 2 độ C so với bình thường, thì sẽ làm ngưng trệ quá trình phát triển tế bào não của thai nhi. Nếu tăng 3 độ C, thì có khả năng giết chết tế bào não. Một khi tế bào não bị tổn hại, thì thường là bị tổn hại mang tính vĩnh cửu không thể chữa trị được. Thai nhi sau khi chào đời có thể xuất hiện hiện tượng trí lực kém, thậm chí bị dị hình, như nhãn cầu nhỏ, nứt môi, dị hình vùng ngoài tai… Có trường hợp còn dẫn đến phát chứng co giật. Thông thường, nếu thai phụ tắm nước có nhiệt độ càng cao thì càng gây tổn hại nghiêm trọng. Do đó, thai phụ khi tắm thì nhiệt độ phải dưới 38 độ C, tốt nhất là không nên đi tắm ở suối nước nóng hay nhà tắm nước nóng.

(2) Không thích hợp tắm trong nhà tắm có treo tấm bạt vào mùa đông: một số gia đình vì muốn tránh lạnh vào mùa đông để giữ ấm cho cơ thể, thích treo tấm bạt trong nhà vệ sinh và tắm trong đó. Người bình thường thì có thể tắm được nhưng thai phụ thì không thích hợp lắm. Bởi vì thai phụ đảm đương việc cung ứng ôxy cho cả người mẹ và thai nhi, nên tiêu thụ lượng ôxy khá nhiều. Một khi ôxy bên trong tấm bạt ngày càng ít, thì thai phụ sẽ nhanh chóng xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thiếu lực, ngực có cảm giác oi bức khó chịu…Đó là do tấm bạt khá kín, nước trong bồn tắm khá nóng, hơi nước trong tấm bạt quá nhiều, qua một khoảng thời gian hô hấp, thì ôxy bên trong tấm bạt sẽ giảm dần, thêm vào đó nhiệt độ sẽ tăng cao dần, hiện tượng thiếu ôxy sẽ càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, do sự kích thích của nước nóng, sẽ dẫn đến việc mở rộng những mạch máu nhỏ trên bề mặt cơ thể, làm thiếu lượng máu cung cấp cho não của thai phụ, cộng thêm việc thiếu ôxy bên trong tấm bạt, dễ dẫn đến ngất xỉu. Đồng thời thai nhi cũng sẽ thiếu ôxy, nhịp tim của thai nhi đập nhanh, nghiêm trọng hơn còn làm cho quá trình phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi bị ảnh hưởng xấu.

(3) Thai phụ không nên tắm trong bồn tắm: bởi vì, phụ nữ sau khi mang thai thì chức năng bài tiết trong cơ thể thay đổi về nhiều mặt. Vật bài tiết mang tính acid có tác dụng diệt khuẩn trong âm đạo giảm ít, chức năng phòng ngừa tự nhiên trong cơ thể giảm thấp. Lúc đó, nếu thai phụ ngồi tắm trong bồn tắm thì các virus và vi khuẩn có trong nước dễ dàng thâm nhập vào âm đạo và tử cung, dẫn đến viêm âm đạo và viêm ống vận chuyển trứng…Hơn nữa bồn tắm trong nhà tắm công cộng là để dùng chung, nếu trước khi dùng không chú ý đến việc rửa sạch diệt khuẩn, thì dễ nhiễm trùng hay viêm âm đạo do nấm. Thậm chí, nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người mẹ và trẻ nhỏ. Thai phụ nên tắm bằng cách đứng tắm, không cần phải khom lưng, nhất là thích hợp với những thai phụ gặp khó khăn khi phải khom lưng vào giai đoạn cuối của thai kì. Khi không có điều kiện để tắm thì có thể lau mình hay dùng chậu rửa mặt, thùng nước để cọ rửa.

(4) Thai phụ thân thể nặng nề, hoạt động khó khăn, nhằm bảo vệ sự an toàn khi tắm, nên chú ý dựa vào tường để đứng cho vững, tránh trơn trợt. Đặc biệt là vào giai đoạn cuối của thai kì, hoạt động đi lại khó khăn hơn hay dễ bị hội chứng cao huyết áp, phù chân…thì tốt nhất là nên nhờ người thân giúp đỡ khi tắm

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình