Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Trong giai đoạn cuối của thời kì, thai phụ có thể thưởng thức nhạc rock không?

Những loại nhạc khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đối với hành vi tâm lí của con người. Ví dụ như, hành khúc hùng tráng, dõng dạc hùng hồn làm cho con người cảm thấy sôi sục nhiệt huyết. Những khúc nhạc sôi nổi làm cho tình cảm của con người dâng cao, nhiều tư tưởng tình cảm. Những dạ khúc êm dịu làm cho con người thấy thoải mái nhẹ nhàng, điềm tĩnh khoan thai, tâm trạng yên bình; còn nhạc rock kịch liệt và nhạc disco thì làm cho con người căng thẳng, hưng phấn và nóng nảy bất an.

Tương tự những loại nhạc khác nhau thì có những ảnh hưởng khác nhau về chức năng sinh lí của con người, hành khúc làm cho cơ bắp của con người căng thẳng, nhịp tim đập nhanh, đi vào trạng thái tổn động viên “chuẩn bị chiến đấu” của cơ thể, nâng cao khả năng đối phó với sự kích thích của cơ thể. Nhạc nhẹ, những bản nhạc êm dịu làm cho cơ bắp con người được thả lỏng, giảm huyết áp, nhịp tim chậm. Còn loại nhạc disco đem lại cảm giác mạnh mẽ, dữ dội khiến cho tay chân không yên, nhịp tim đập liên tục, huyết áp tăng cao.

Một học giả nước ngoài đã từng tiến hành điều tra thống kê đối với những người thường xuyên diễn tấu trong các ban nhạc, thì phát hiện thấy, trong những người diễn tấu nhạc cổ điển, thì đa số đều có tâm hồn ôn hòa, tâm trạng thoải mái vui vẻ; còn những người diễn tấu nhạc hiện đại, như rock, nhạc jazz, nhạc disco… thì đa số họ có tính tình nóng nảy thần kinh nhạy cảm, 1 số người trong số họ thậm chí còn có cảm giác đau đầu. Điều này cho thấy, diễn tấu nhạc trong thời gian dài rõ ràng sẽ có những ảnh hưởng tốt hay xấu đối với tâm sinh lí của con người. Hiện nay, phương pháp điều trị bằng âm nhạc chính là vận động nguyên lí này. Vì vậy, có thể nói, những loại nhạc ồn ào như disco, jazz, nhạc đập gõ…là không nên đưa vào giáo trình giáo dục âm nhạc cho thai nhi. Thai phụ thì càng nên tránh xa những loại nhạc này.

Loại nhạc êm dịu có thể thúc đẩy thai phụ tiết ra 1 số chất như hormon, enzym…có lợi cho sức khỏe, có tác dụng điều tiết lưu lượng máu và kích thích tế bào thần kinh. Từ đó, cải thiện được tình trạng cung cấp máu cho nhau thai, tăng những thành phần có ích trong máu, thúc đẩy cho thai nhi sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Nhạc rock và nhạc disco…đều thuộc thể loại nhạc có lượng âm thanh khá lớn, tiết tấu và cảm giác mạnh, mãnh liệt, âm thanh ồn ào. Thai phụ thường xuyên nghe những loại nhạc này, sẽ làm cho hệ thống thần kinh của thai phụ chịu sự kích thích mạnh, và phá hoại những chức năng bình thường của tim và hệ thống mạch máu, làm tăng quá trình bài tiết noradrenalin-norepinephrin trong máu. Từ đó, làm co rút cơ trơn của tử cung thai phụ, gây cản trở cho quá trình tuần hoàn máu của thai nhi, hình thành hiện tượng nhau thai cung cấp máu không đủ, dẫn đến thai nhi phát triển không tốt và nóng nảy bất an. Đồng thời, đây cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến sẩy thai hay sinh non.

Khi mang thai được 7 tháng chức năng thính giác của thai nhi cơ bản đã hình thành, những âm thanh mà người mẹ tiếp xúc thì thai nhi cũng có cảm giác. Do đó, loại nhạc mà người mẹ thưởng thức không nên chỉ nghĩ đến sở thích cá nhân mà còn nên nghĩ đến thai nhi trong bụng. Thí nghiệm cho thấy, những thai nhi nghe nhạc nhẹ thì hoạt động nhẹ nhàng, nhịp tim bình thường, nếu tiếp tục cho đến sau khi chào đời, thì biểu hiện tâm lí của trẻ khoan thai, thậm chí còn mỉm cười. Ngược lại, những thai nhi thường xuyên nghe nhạc disco mạnh, thì nhịp tim khá nhanh, hoạt động nhiều, nếu tiếp tục nghe loại nhạc này sau khi trẻ chào đời thì sẽ có biểu hiện nóng nảy bất an, tứ chi không ngừng lắc lư. Sau khi ngừng nghe nhạc rất lâu trẻ mới trở về trạng thái bình tĩnh. Vì vậy, cho dù trước đây thai phụ thích nhạc giao hưởng hay nhạc rock, nhạc disco…, thì sau khi mang thai vì sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng, nên tạm ngưng sở thích này mà chỉ nên thưởng thức nhạc nhẹ thoải mái dễ chịu, êm dịu yên tĩnh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình