Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Nuôi chó mèo và nhiễm bệnh giun sán từ chó mèo.

Hiện nay, có nhiều gia đình nuôi chó mèo, nhưng thai phụ tốt nhất không nên nuôi chó mèo làm vật cưng. Bởi vì, trên mình chó mèo có một số loại giun sán sống kí sinh, dễ gây cho thai phụ bị nhiễm bệnh giun sán. Loại bệnh nhiễm giun sán này có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân. Mèo là loài vật mang kí sinh trùng suốt đời. Thai phụ nhiễm giun sán, mầm bệnh này có thể xâm nhập vào bất cứ cơ quan nào, chủ yếu là mắt và hệ thống thần kinh trung ương. Tỷ lệ nhiễm giun sán là 25%  - 50%. Thai phụ nhiễm giun sán thì gây nguy hiểm rất lớn đến thai nhi và đây cũng là 1 số trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng dị hình bẩm sinh ở thai nhi. Căn cứ theo báo cáo của y học tỷ lệ phát sinh bệnh giun sán ở thai nhi là 1/1400  - 1/800, con đường nhiễm trùng chủ yếu là đi vào nhau thai hay nhiễm trùng nước ối. Những thai phụ sắp bệnh giun sán sau khi mang thai, thì tỷ lệ phát sinh hội chứng cao huyết áp rất cao, nước ối  vỡ sớm, tử cung sau khi sinh khó hồi phục lại như cũ, tỷ lệ viêm màng trong tử cung cao và tỷ lệ xuất huyết sau khi sinh cao lên đến 33,5% - 37%.

Nhiễm trùng vào thời kì đầu mang thai có thể dẫn đến sẩy thai và thai nhi dị hình, như tràng dịch não, không não, mắt nhỏ, chứng không mắt, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, nứt môi và hở hàm ếch, và bệnh tim bẩm sinh, nghẽn đường hậu môn và tứ chi dị hình…

Thai phụ bị nhiễm trùng trong giai đoạn cuối của thai kì sẽ dễ dẫn đến những hậu quả sau:

(1) Sinh non.

(2) Trẻ chết khi sinh

(3) Mắc bệnh giun sán cấp tính bẩm sinh (nhiễm trùng trong tử cung): đặc trưng là vôi hóa calci não, viêm màng mạch, viêm võng mạc…, còn có thể xuất hiện những triệu chứng như sốt, nổi mẫn, trướng bụng, nôn mửa, tiêu chảy, vàng da, gan lách to, khó thở, ho, da tím xanh, thích ngủ, khóc nỉ non, co giật, tê cứng tứ chi, ý thức và thị lực bị cản trở, tê liệt…

(4) Bệnh giun sán bẩm sinh ở vào thời kì yên tĩnh (thời kì không phát triển thành bệnh): sau khi chào đời tuần sau, trẻ sơ sinh biểu hiện bình thường, thậm chí hơn 10 năm thì mầm bệnh mới bắt đầu xuất hiện chứng nhiễm trùng như viêm mạch bạch huyết mạn tính, viêm thần kinh, đau đầu không rõ nguyên nhân, co giật, trí lực suy giảm…

Bệnh giun sán có nhiều nguy hiểm nghêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy. Thai phụ nên chú ý tránh xa những vật cưng như chó, mèo…

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình