Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Các bước tiến hành kiểm tra trước khi sinh.

Thai phụ sau khi mang thai nên đến bệnh viện để kiểm tra định kì trước khi sinh, để bảo đảm an toàn cho mẹ và con. Nội dung kiểm tra chủ yếu những bước sau.

(1) Bệnh sử.

Bệnh sử hiện tại: tình trạng mang thai lần này, có hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, hoảng hốt, thở gấp, phù chân, chảy máu âm đạo, sốt…không? Thời gian động thai và bắt đầu động thai xảy ra từ khi nào?

Bệnh sử về kinh nguyệt và về những lần mang thai trước: Thai phụ trả lời những câu hỏi như tuổi có kinh nguyệt lần đầu, chu kì dài ngắn, số ngày hành kinh, lần kinh nguyệt cuối cùng. Thời gian kết hôn, tuổi của bạn đời, nghề nghiệp, tình trang sức khỏe…Tình trạng mang thai của thai phụ, sinh đẻ và quá trình sau khi sinh trước đây, bao gồm có hiện tượng xẩy thai, sinh non, khó sinh? (Nguyên nhân khó sinh, thai nhi lớn nhỏ và tình trạng khi chào đời, tình trạng làm phẫu thuật và sau khi làm phẫu thuật). Có hiện tượng xuất huyết sau khi sinh và những triệu chứng khác hay không? Tình trạng của trẻ sơ sinh như thế nào?

Bệnh sử trước nay và bệnh sử gia đình: trong đó đặc biệt chú ý đến nhân tố có liên quan đến lần mang thai này như tim, phổi, gan, thận có bệnh không? Có hiện tượng cao huyết áp, bệnh tiểu đường, dị hình cột sống hay không…? Bệnh sử gia đình phải chú trọng xem người nhà có hiện tượng mang song thai hay nhiều thai không? Hoặc bị bệnh lý hạch, bệnh thần kinh, những bệnh di truyền không…?

(2) Khám.

Khám sức khỏe: chủ yếu để hiểu được tình trạng phát triển và dinh dưỡng của thai phụ. Nếu thai phụ có chiều cao thấp hơn 140cm, thì có nguy cơ xương chậu hẹp, dễ dẫn đến khó sinh. Giai đoạn cuối của thai kì, mỗi tuần thể trọng của thai phụ không nên tăng quá 0,5kg , nếu vượt qua mức này phải suy nghĩ xem có mắc chứng phù không? Huyết áp của thai phụ bình thường không quá 130/90mmHg, nếu vượt qua mức này so với huyết áp vốn có mà huyết áp tăng lượng mức 30/15mmHg là thuộc về trạng thái bệnh lí.

Khám sức khỏe của thai phụ còn bao gồm cả tình trạng của tim, phổi, gan, lách và quá trình phát triển của vú. Nếu nghi ngờ có bệnh tim, phổi, nên tiến hành kiểm tra điện tâm đồ, chụp Xquang lồng ngực…

Xét nghiệm: thông thường chỉ cần kiểm tra nước tiểu, máu của thai phụ. Nếu có nghi ngờ có dấu hiệu xuất huyết nên kiểm tra tiểu cầu trong máu, thời gian máu đông và máu chảy, thrombin, fiprinogen…

Khám sản khoa: Khám sản khoa nên do bác sĩ khoa sản. Trước khi khám thai phụ nên đi tiêu, tiểu, sau đó nằm ngửa lên giường, để lộ phần bụng ra và cong 2 chân lên để bác sĩ tiện khám. Nội dung khám sản khoa bao gồm việc kiểm tra độ lớn, nhỏ của phần bụng, hình dạng của tử cung, thành bụng có phù hay không, vết sẹo…Sờ vào phần bụng để kiểm tra độ lớn nhỏ của tử cung, phần lộ ra trước của thai vì vị trí của thai, phần lộ đó có nối liền nhau không. Chuẩn đoán bằng ống nghe để biết được tình trạng nhịp tim của thai nhi và phần lộ ra trước. Đo xương chậu có lợi cho quyết định sơ bộ của bác sĩ về phương thức sinh đẻ của thai phụ khi chuyển dạ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình