Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cách tiến hành phối hợp với các bác sĩ để làm tốt việc khám trước khi sinh.

Cùng với quá trình sinh trưởng phát triển của thai nhi, các hệ thống bên trong của cơ thể thai phụ từ lúc mang thai đến lúc sinh, như hệ thống tuần hoàn, hệ thống hô hấp, hệ thống bài tiết nước tiểu, hệ thống sinh sản…Đều sẽ phát sinh 1 loạt những thay đổi tương đối thích ứng. Những thay đổi này 1 khi vượt qua phạm vi sinh lí bình thường, không thích ứng với những thay đổi của thời kì mang thai, thì thai phụ và thai nhi đều có thể xuất hiện tình trạng bệnh lí. Thai nhi trong quá trình sinh tồn của nó. Thông qua việc bảo vệ sức khỏe của thai phụ trong thời kì mang thai, bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và con, kịp thời phát hiện và loại bỏ những yếu tố xấu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Nâng cao tố chất sức khỏe của thai phụ và sớm phát hiện phòng trị những biến chứng trong thời kì đó, giúp tạo nên 1 môi trường tốt cho quá trình sinh trưởng, phát triển của thai nhi.

Làm tốt công việc bảo vệ sức khỏe đối với thai phụ, 1 mặt nâng cao sự hiểu biết của họ, mặt khác sớm phát hiện và điều trị những biến chứng trong thời kì mang thai, giúp thai nhi phát triển trong tử cung 1 cách an toàn. Trong thời kì này, bảo vệ sức khỏe của thai phụ trong thời kì mang thai là thời gian hợp lí nhất, có chất lượng tốt. Đây không những là trách nhiệm của các bác sĩ, mà còn là nghĩa vụ của “người mẹ mẫu mực”. Do đó, những “người mẹ mẫu mực” nên vừa thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, phối hợp khám định kì trước khi sinh, bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con trong thời kì mang thai, thời kì sinh đẻ, thời kì cho con bú, đồng thời sản phụ có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi sinh.

Căn cứ vào những đặc điểm sinh lí ở những giai đoạn phát triển khác nhau của thai nhi mà tiến hành khám định kì trước khi sinh. Trong tình trạng bình thường, khoảng từ 12- 28 tuần mang thai thì mỗi 4 tuần khám 1 lần, đến 28 – 36 tuần thai thì mỗi 2 tuần khám 1 lần, sau 36 tuần thì cứ mỗi tuần khám 1 lần. Ngoài việc đo huyết áp, đo thể trọng, độ cao của tử cung, còn đo vòng bụng, nhip tim của thai nhi, vị trí thai, và khám xem người mẹ có bị phù hay không? Trong mỗi tuần khám, còn căn cứ vào sự khác nhau về độ tuổi của thai, mà tiến hành 1 số xét nghiệm phụ trợ tương ứng như siêu âm, điện tâm đồ của thai nhi, nhóm máu ABO, yếu tố Rh và kháng thể miễn dịch, chức năng của gan và thận, kháng thể, kháng nguyên của bệnh viêm gan virus B, điện tâm đồ, chức năng tim…Thông qua những lần khám phụ trợ này mà làm tốt hơn công việc chuẩn đoán thai nhi trong tử cung, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Nếu thai phụ phát hiện thấy những hiện tượng khác thường thì nên tăng số lần khám. Mỗi lần đi khám bệnh, thai phụ nên đem theo thẻ theo dõi, cho bác sĩ tham khảo, đồng thời nói cho bác sĩ biết tình trạng gần đây của bản thân giúp cho bác sĩ phát hiện sớm những nguyên nhân khác thường mà xử lí kịp thời

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình