Trung Quốc là khu vực nhiễm bệnh viêm gan virus B (HBV) cao, số người mang bệnh viêm gan rirus B mãn tính trên 120 triệu người, chiếm 10% dân số cả nước. Trong quá trình phát tán dịch bệnh này, thì quá trình lây truyền giữa mẹ và con là rất nguy hiểm. Do đó, cản trở quá trình lây truyền giữa mẹ và con là rất nguy hiểm là một trong những vấn đề quan trọng để khống chế dịch bệnh viêm gan virus B. Nếu kháng nguyên (HbsAg) và kháng thể trên bề mặt virus viêm gan B của thai phụ đều dương tính, thì trên 90% con của họ bị nhiễm virus. Do cơ quan miễn dịch của trẻ sơ sinh và chức năng của nó vẫn chưa hình thành, sau khi bị nhiễm thì luôn xuất hiện hiện tượng cố miễn dịch đối với bệnh gan virus B. Sau khi trẻ chào đời thì mang khuẩn trong thời gian dài và lây cho người khác, hơn nữa, sức phản ứng trẻ kém đối với thuốc điều trị bệnh viêm gan virus B, tạo nên hiện tượng tập trung nhiều người mắc bệnh viêm gan virus B mạn tính ở nhiều gia đình. Trong quá trình mang thai, tiến hành xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể bệnh viêm gan virus B cho thai phụ, căn cứ vào tình trạng cụ thể mà chọn dùng phương pháp điều trị thích hợp. Cắt đứt sự lây truyền bệnh giữa mẹ và con là phương pháp quan trọng không thể thiếu khi điều trị hay phòng tránh bệnh viêm gan virus B. Nâng cao tố chất cơ thể cho bản thân và cộng đồng.
Quá trình lây truyền giữa mẹ và con có thể thông qua tử cung, quá trình sinh đẻ và sự tiếp xúc mật thiết trong thời kì trẻ bú sữa mẹ, tức là trẻ sau khi chào đời mới bị nhiễm trùng.
(1) Lây nhiễm trong tử cung: Viêm gan virus B có thể thông qua tổ chức của nhau thai mà đi vào trong cơ thể của thai nhi, theo các nhà y học phương tây đã kiểm tra và phát hiện ra AND của HBV có trong tổ chức gan của thai nhi bị sẩy, đây có thể là nguyên nhân phát sinh chứng sơ gan ở trẻ nhỏ 2 – 3 tuổi. Trẻ bị nhiễm virus trong tử cung có liên quan đến hiện tượng dương tính của hàm lượng ADN của HBV và HbeAg nhiều trong máu của người mẹ. Những trẻ bị nhiễm trùng trong tử cung này nếu tiêm vaccin sau khi chào đời sẽ không có tác dụng. Quan trọng nhất của quá trình phòng tránh bệnh viêm gan virus B, thai phụ trước khi mang thai có thể tích cực tiến hành điều trị bằng kháng HBV, hoặc bắt đầu từ tuần mang thai thứ 20 thì thai phụ nên nhiều lần tiêm globulin miễn dịch để điều trị bệnh viêm gan virus B.
(2) Lây nhiễm trong quá trình sinh đẻ: Trẻ sơ sinh khi chào đời thông qua đường sinh sản tiếp xúc trực tiếp với máu và vật bài tiết của người mẹ. Đây là giai đoạn chủ yếu của quá trình lây truyền giữa mẹ và con. Phẩn lớn trẻ sơ sinh là bị lây nhiễm trong quá trình sinh đẻ. Phương pháp điều trị hiện nay là tiêm globulin nhiễm dịch với bệnh viêm gan virus B có tác dụng hiệu quả cao cho mẹ và vaccin phòng bệnh viêm gan virus B cho trẻ sơ sinh. Những trẻ sơ sinh từ những bà mẹ có HbsAg và HbsAg dương tính nên tiêm 1 mũi globulin miễn dịch (liều lượng > 100 đơn vị/ml) trong vòng 6 tiếng trước khi sinh. Một tháng sau khi sinh thì tiêm thêm 1 mũi nữa; sau 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau khi sinh liên tục tiêm 3 lần vaccin phòng bệnh. Tỷ lệ bảo vệ trẻ sơ sinh tránh khỏi bệnh có thể đạt đến 97,13% đối với trẻ có mẹ chỉ có HbsAg dương tính, thì sau khi sinh nên tiêm 1 mũi globulin miễn dịch (Ig) đối với bệnh viêm gan virus B. Sau đó tiêm thêm 3 lần vaccin phòng bệnh viêm gan virus B là đủ.
(3) Lây nhiễm trong quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh sau khi chào đời: phương thức lây nhiễm này có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lây nhiễm trùng trong quá trình sinh đẻ. Do những năm gần đây, Trung Quốc đưa vaccin phòng bệnh viêm gan virus B vào trong kế hoạch nhiễm dịch của trẻ sơ sinh. Tỷ lệ bảo vệ cho trẻ chiếm trên 90%, không chỉ có thể phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con, mà còn có thể ngăn cản mức lây nhiễm từ những nguyên nhân khác |