Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Tại sao phải tiến hành kiểm tra siêu âm trong thời kỳ mang thai?

Kiểm tra bằng siêu âm là 1 phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Đây là 1 trong những phương pháp kiểm tra trước khi sinh thường dùng ở khoa sản. Nó không gây thương tích, không đau đớn, chẩn đoán chính xác. Mục đích của nó là:

(1) Theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, đồng thời quan sát có hiện tượng mang nhiều thai hay không.

(2) Kiểm tra xem thai nhi phát triển có bị dị hình hay không như tràn dịch não, không não nứt cột sống, nội tạng lộn ra ngoài, tay chân dị hình… Siêu âm màu cộng thêm kinh nghiệm phong phú của bác sĩ, có thể sàn lọc ra những bệnh như ứ nước, bệnh tim bẩm sinh…nếu phát hiện thấy thai nhi bị dị hình, có thể ngừng sớm việc mang thai.

(3) Đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi, độ dài của đùi, vòng đầu và vòng bụng của thai nhi, phán đoán mức tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong tử cung có phù hợp với tháng mang thai hay không? Sớm phát hiện quá trình phát triển của thai có chậm không thông qua đối chiếu tuần thai của thai nhi và độ tuổi của thai.

(4) Giám sát lượng nước ối xem có hiện tượng nước ối quá nhiều hay quá ít không và vị trí nhau thai. Nếu có hiện tượng xuất huyết trước khi sinh, thì dùng siêu âm để chẩn đoán nguyên nhân xuất huyết trước khi sinh. Kiểm tra xem có nhau tiền đạo và nhau thai bong sớm, còn có thể chẩn đoán dây rốn quấn cổ.

(5) Trong giai đoạn cuối của thời kì mang thai, đo đường kính lưỡng đỉnh và độ dài xương đùi của thai nhi để đoán độ lớn, nhỏ của thai nhi, thể trọng, lượng nước ối, vị trí nhau thai, độ chín của nhau thaiđộ trưởng thành của thai nhi giúp bác sĩ xác định phương pháp sinh và thời gian sinh con.

(6) Tiến hành kiểm tra siêu âm nhau thai để phân cấp độ chín của nhau thai, diện tích và độ dày của nhau thai, độ bám của cuống rốn, xem nhau thai có vị trí hay phát triển khác thường không…

(7) Siêu âm hoạt động của thai nhi như hoạt động hô hấp, sức căng cơ, nấc cục, hoạt động mắt của thai nhi, quá trình nuốt và dung lượng của dạ dày, hoạt động bài tiết nước tiểu của thai nhi…

(8) Theo dõi hoạt động sinh lí, vật lí của thai nhi như hoạt động của thai, hoạt động hô hấp, sức căng cơ, dung tích nước ối…

(9) Chẩn đoán hiện tượng khác thường của cuống rốn như cuống rốn quấn, thắt lại, quá trình tuần hoàn máu ở rốn bị cản trở…

(10) Siêu âm có thể hướng dẫn cho chọc cuống rốn, chọc khoang màng ối và điều trị qua cuống rốn có vai trò nhất định như chẩn đoán trước khi sinh, tiêm thuốc vào khoang màng ối, truyền máu vào bên trong tử cung, phẫu thuật bên trong tử cung…

Do đó, thai phụ ở tình trạng bình thường, nên siêu âm kiểm tra 3-4 lần trong thời kỳ mang thai. Khi thai khoản 20 tuần tiến hành siêu âm, chủ yếu là để biết được thai nhi có phát triển dị hình hay không? Tiến hành siêu âm khi thai được 30-34 tuần, giám sát tình trạng tăng trưởng, phát triển của thai nhi. Xem có hiện tượng thai nhi phát triển chậm trong tử cung hay không? Trước khi chuyển dạ, thai phụ cũng không nên siêu âm trong một tuần để xác định độ trưởng thành của thai nhi.

Đều cần chú ý, căn cứ vào qui định trong “phương pháp bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, là không được dùng bất cứ phương thức nào để kiểm tra giới tính của thai nhi (ngoại trừ những đăc trưng được chỉ ra bởi y học). Nếu thai phụ tiến hành siêu âm ở bệnh viện cơ sở mà phát hiện thai nhi dị hình, thì nên kiệp thời đến bệnh viện có điều kiện tốt, dùng máy siêu âm tiên tiến hơn để được chuẩn đoán chính xác hơn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình