Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Hoạt động của thai là dấu hiệu cho biết sức khỏe của thai nhi.

Cử động của thai nhi trong tử cung chính là hoạt động của thai. Trong bốn tháng đầu mang thai, thì người mẹ không cảm nhận được cử động của thai nhi. Khoảng 4 tháng rưỡi sau thì biên độ cử động tay chân của thai nhi lớn. Người mẹ mới có thể nhận thức được hoạt động của thai nhi.

Hoạt động của thai nhi là dấu hiệu phản ánh sự sống của thai nhi, là tín hiệu mà thai nhi phát ra cho người mẹ nhận biết được. Do tình hình bệnh lý nào đó, cản trở chức năng của nhau thai và cuống rốn bị đè ép…đều có thể dẫn đến hiện tượng ngạt thở của thai nhi do thiếu ôxy trong tử cung. Do đó, tự đo hoạt động của thai nhi là một phương pháp đơn giản nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất đối với việc theo dõi thai nhi.

Trong giai đoạn đầu mang thai tức vào khoảng 9 tuần mất kinh, thai phụ khi kiểm tra siêu âm càng có thể quan sát thấy rỏ hoạt động tứ chi của thai nhi. Nhưng do cường độ và biên độ hoạt động của thai nhi rất nhỏ, nên có thể thai phụ chưa cảm nhận được sự hoạt động này. Sau một quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi, lượng hoạt động và phạm vi hoạt động của thai tăng lên đến một mức độ nhất định, thì thai phụ mới có thể cảm nhận được.

Hoạt động của thai tuy là tồn tại khách quan, nhưng đem đến cho thai phụ, mỗi người có một cảm giác riêng. Đối với những thai phụ cẩn thận, tỉ mỉ, thì có thể sớm phát hiện được hoạt động rất nhẹ của thai nhi vào bốn tháng đầu mang thai, còn đa số thai phụ thì mang thai khoản 4 tháng rưỡi mới cảm nhận được, và thậm chí có những thai phụ cá biệt thì mang thai 5 tháng mới cảm nhận được hoạt động của thai. Nếu phụ nữ mất kinh 5 tháng mà vẫn chưa cảm nhận được hoạt động của thai thì nên đi khám bác sĩ kịp thời, phát hiện nguyên nhân để xác định tình trạng của thai nhi .

Hoạt động của thai là dấu hiệu sự sống của thai nhi, cũng là tiêu chí an toàn hoạt động của thai đồng thời đây là một cách liên hệ mật thiết giữa mẹ và con, nó cung cấp cho người mẹ tín hiệu nhạy cảm nhất. Quan sát hoạt động của thai một cách tỉ mỉ, chính xác là một phương pháp tự theo dõi đơn giản của thai phụ. Số lần hoạt động của thai không ngừng thay đổi theo những tuần mang thai khác nhau. Thời kỳ thai nhi hoạt động mạnh thường vào tuần 28-38 sau khi mang thai. Sau đó, cho thể trọng của thai nhi tăng, ngược lại lượng nước ối giảm thì số lần hoạt động của  thai cũng giảm. Vì vậy, hoạt động của thai thay đổi theo tháng mang thai phụ thuộc vào tư thế của thai phụ, số lượng nước ối, âm thanh, ánh sáng và tình trạng sức khỏe của thai phụ, hoặc uống thuốc an thần, hút thuốc, uống rượu…

Độ hoạt động mạnh yếu của thai có thể phản ánh môi trường sinh trưởng tốt,  xấu của thai nhi. Hoạt động của thai quá mạnh và nhiều có thể đưa ra tình trạng cuốn rốn bị đè ép, nhau thai cung cấp không đủ máu, cần xử trí kịp thời. Hoạt động của thai giảm hay ngừng, thì biểu thị thai nhi trong tử cung thiếu ôxy, ngạt thở hay chết. Sau 18 tuần mang thai thì hoạt động của thai tăng, 28-38 tuần thì hoạt động của thai đạt đến đỉnh điểm. Sau này, do thai nhi phát triển lớn, môi trường hoạt động trở nên nhỏ, dẫn đến hoạt động của thai cũng giảm dần. Ngoài ra, hoạt động của thai còn chịu ảnh hưởng của độ dày mỏng của thành bụng thai phụ, lượng nước ối nhiều hat ít, mức độ nhạy cảm của thai phụ đối với hoạt động của thai … Thông thường, thai nhi bình thường hoạt động không dưới 3-5 lần trong một giờ, tức trong 12 giờ thì thai hoạt động trên 30 lần. Khi thai được 24 tuần, trong 12 giờ có khoảng 86 lần. Khi 28 tuần, thì trong 12 giờ có khoảng 108 lần. Khi thai 32 tuần, thì trong 12 giờ hoạt động khoảng 132 lần và khi thai 40 tuần, thì trong 12 giờ hoạt động khoảng 107 lần.

Phương pháp đo lường chính xác là: khi thai phụ mang thai được 5 tháng, mỗi ngày sáng, trưa, tối thì đo một giờ hoạt động của thai, lấy số lần hoạt động của thai trong ba lần nhân với bốn chính là số lần hoạt động của thai trong 12 giờ. Thỉnh thoảng đo một lần mà không thấy hoạt động của thai, cũng không cần phải lo lắng. Bởi vì, thai nhi có quy luật hoạt động và chu kỳ ngủ của riêng mình, khi đo gặp phải chu kỳ ngủ của thai nhi, nên không thấy hoạt động. Thai phụ có thể tiếp tục đo một giờ, sau đó tính xem hoạt động của hoạt động của thai có phải ở phạm vi bình thường hay không. Nếu hoạt động của thai trong 12 giờ ít hơn 20 lần, thì cho biết thai nhi bị thiếu ôxy, nên kịp thời tìm ra nguyên nhân và khắc phục nhanh chóng.

Loại hình hoạt động của thai, ở mỗi thai phụ có sự khác nhau như “tay đấm chân đá”, “dạng nhu động”, “dạng sóng”, “lộn ngược đầu”... Hoạt động mạnh của thai báo trước hiện tượng phát triển của thai nhi trong tử cung còn hoạt động yếu của thai nhi thì là dấu hiệu cho biết thai nhi không ổn. Theo tư liệu thống kế lâm sàng, sự thay đổi số lần hoạt động của thai vào buổi sáng và buổi tối thì rõ ràng, giấc trưa và nửa đêm thỉ giảm thiểu, nó có liên quan đến thời kỳ ngủ dậy của thai nhi bên trong cơ thể người mẹ. Khi thai nhi ngủ dậy, thì hoạt động của thai nhiều và mạnh nếu thai trong thời kỳ ngủ thì hoạt động của thai ít, thậm chí không có hoạt động.

Cách tính hoạt động của thai rất đơn giản đồng thời là phương pháp có hiệu quả nhất để biết được tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Do đó, vì sự tăng trưởng và phát triển tốt của thai nhi và sự thông minh, mạnh khoẻ, đáng yêu của trẻ sau này, thai phụ nên tự đo hoạt động của thai theo lời dặn của bác sĩ, bảo vệ cho sự an toàn của trẻ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình