Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Cuống rốn quấn quanh cổ là gì?

Khi thai đủ tháng thì cuống rốn dài khoảng 50cm, khi thai nhi hoạt động có thể làm cho cuống rốn quấn vào cổ, tứ chi, thân thai nhi. Cuống rốn quấn vào cổ thai nhi gọi là cuống rốn quấn cổ. Độ quấn chặt hay lỏng có liên quan đến số lần quấn và độ dài ngắn của cuống rốn. Do cuống rốn có độ đàn hồi, hơn nữa khá trơn, lại trôi nổi trong nước ối, bình thường thì độ quấn của nó sẽ không quá chặt, không gây nguy hại lớn. Nhưng thai nhi bị quấn chặt hay thai nhi có cuống rốn quá ngắn đều có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu ở cuống rốn, làm cản trở quá trình tuần hoàn máu giữa thai nhi và nhau thai. Thai nhi có thể thiếu máu, thiếu ôxy, thậm chí chết. Có trường hợp cuống rốn quấn cổ làm cho đầu thai không thể hạ xuống, nhất là khi gần sinh, thai nhi hạ xuống làm cho mạch máu bị đè ép, nhịp tim giảm chậm. Cuống rốn quấn cổ còn ảnh hưởng đến việc hạ xuống của đầu thai, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh. Dân gian thường nói, cuống rốn là sợi dây sinh mạng của thai nhi. Vì vậy, một khi cuống rốn chịu sức ép thì lượng máu và ôxy cung cấp cho thai nhi sẽ không đủ, thai nhi sẽ bị thiếu máu và thiếu ôxy, hoạt động của thai sẽ phát sinh những thay đổi. Do đó trong thời kỳ mang thai có thể đi siêu âm để chẩn đoán hiện tượng cuống rốn quấn cổ. Ngày thường, thai phụ nên học cách tự theo dõi, như mỗi ngày tự đếm số lần hoạt động của thai, nghe nhịp tim của thai. Nếu số lần hoạt động của thai giảm hay trong thời gian ngắn hoạt động của thai vượt quá nhiều lần, hay nhịp tim của thai quá nhanh, quá chậm, đều nên đến bệnh viện khám ngay, phát sinh những bệnh trạng ngoài ý muốn. Khi gần sinh, thai phụ nên quan sát chặt chẽ sự tiến triển của quá trình sinh, tình trạng hạ xuống của đầu thai và những thay đổi nhịp tim của thai nhi.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình