Thời gian mang thai kết thúc vào 28 - 37 tuần (196-258 ngày) gọi là sinh non. Lúc đó thể trọng của thai nhi nhỏ hơn 2500g, chiều dài thân chưa đầy 45cm, tức là trẻ sinh non.
Mang thai đủ 28-37 tuần mà xuất hiện những dấu hiệu như: đau lưng, âm đạo đỏ, âm đạo chảy dịch. Cổ tử cung chưa mở hay mở nhỏ hơn 3cm là xuất hiện hiện tượng sinh non, lúc đó, có thể có khả năng bảo vệ thai. Nếu xuất hiện dấu hiệu vào 28 - 37 tuần mang thai, hơn nữa cổ tử cung mở lớn hơn 3cm, thì việc sinh non là điều không thể tránh, gọi là sinh non khó tránh. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh được sinh ra khi sinh non là còn chưa hoàn thiện, không những có thể trọng thấp hơn 2,5kg, tỷ lệ sống thấp, mà trong những trẻ sinh non còn sống được sẽ bị trí lực kém và những di chứng về hệ thống thần kinh. Do đó, phòng tránh sinh non là một trong những vấn đề quan trọng để giảm tỷ lệ tử vong của trẻ trong thời kỳ sinh.
Các nguyên nhân sinh non:
(1) Nguyên nhân ở thai phụ: Tử cung phát triển dị hình, như tử cung đôi, tử cung hai góc, tử cung hình yên ngựa... hay miệng trong cổ tử cung lỏng, cơ năng miệng trong cổ tử cung không toàn diện, u xơ tử cung... Thai phụ có bệnh mãn tính hay cấp tính, như thai phụ mắc dịch cúm, tiêu chảy, sốt, thiếu máu, hội chứng cao huyết áp khi mang thai...
(2) Nguyên nhân ở thai nhi như: Nhau tiền đạo, nhau thai bong sớm, thai nhi dị hình, thai chết trong tử cung, ối vỡ sớm, nước ối quá nhiều, mang nhiều thai...
(3) Chịu sự kích thích của ngoại thương, lao động nặng... Thai phụ có biến chứng khi mang thai, nên kết thúc việc mang thai sớm |