Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Làm cách nào để phòng tránh sinh non?

Do mọi hệ thống cơ quan, nhất là hệ thống thần kinh và hệ thống hô hấp vẫn chưa phát triển thành thục, thai nhi rất khó thích ứng với cuộc sống bên ngoài tử cung. Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ tử vong trong thời kỳ sinh. Những báo cáo của Cơ quan Y tế... về số trẻ tử vong do sinh non chiếm 45,9% tổng số trẻ sơ sinh chết. Do đó, tăng cường phòng tránh việc sinh non là rất quan trọng. Phương pháp này chủ yếu có những vấn đề sau:

(1) Tăng cường việc bảo vệ sức khỏe trước khi sinh, chỉnh sửa tình trạng thông thường: Tư liệu điều tra bệnh dịch cho thấy những yếu tố nguy hiểm như tình trạng dinh dưỡng của thai phụ trước khi mang thai kém, thể trọng thấp hơn 45kg. Trong thời kỳ mang thai, thể trọng thai phụ tăng ít... Điều này có quan hệ nhất định với việc sinh non. Thai phụ nên cải thiện tình trạng toàn thân trước khi mang thai, chọn thời cơ thụ thai tốt nhất. Sau khi mang thai cũng nên tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể. Đối với những phụ nữ bị u xơ tử cung hay cổ tử cung nứt nghiêm trọng, nên tiến hành cắt u xơ hay vá sửa cổ tử cung trước khi mang thai.

(2) Tăng cường việc quản lý trong thời kỳ mang thai: Khi bản thân thai phụ có yếu tố nguy cơ cao, nên tăng cường quá trình theo dõi thai nhi, và tiến hành những xử lý cần thiết, như thai phụ bị hở cổ tử cung, khi mang thai được 12 - 16 tuần cần tiến hành thắt cổ tử cung.

(3) Chú ý bảo vệ sức khỏe tâm lý: Căn cứ theo điều tra bệnh trạng cho thấy, thai phụ kiềm chế tình cảm hay bị thương về mặt tinh thần thì dễ phát sinh việc sinh non. Do đó, thai phụ nên tránh mọi kích thích tâm lý không tốt và những chấn thương về mặt tinh thần, ổn định tâm lý khi mang thai.

(4) Trong thời kỳ mang thai, thai phụ không được hút thuốc, uống rượu, đồng thời cũng nên tránh hút thuốc một cách bị động, thoát ly khỏi môi trường khói thuốc.

(5) Nằm nghỉ trên giường, cấm giao hợp: Đối với những thai phụ có yếu tố nguy cơ sinh non cao, thì nên nằm nghiên bên trái để nghỉ ngơi, cấm giao hợp, phòng tránh hay giảm việc co rút tử cung tự phát và ối vỡ sớm.

(6) Tích cực điều trị các biến chứng và hội chứng trong thời kỳ mang thai, nhất là hội chứng cao huyết áp khi mang thai, mang nhiều thai, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, viêm thận, bệnh gan, bệnh tim, thiếu máu...

(7) Điều trị mang tính phòng tránh: Đối với ngoại thương, kích thích của phẫu thuật trong thời kỳ mang thai, mang nhiều thai, hội chứng cao huyết áp khi mang thai, nhau tiền đạo... nên uống sulfat salbutamol theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hay tiến hành thắt cổ tử cung.

(8) Phòng trị nhiễm trùng: Thai phụ bị sốt cao, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng khoang màng ối, bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo và nhiễm trùng một số virus gây bệnh đều dễ dẫn đến sinh non. Vì vậy, nên tăng cường việc phòng trị. Thai phụ bị viêm âm đạo nghiêm trọng và viêm cổ tử cung đều có thể gây nhiễm trùng cho màng thai, làm cho màng thai vỡ sớm, dẫn đến sinh non.

Sinh non rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, do đó nên phòng tránh. Một khi phát hiện có dấu hiệu sinh non, thai phụ nên đến bệnh viện khám ngay, để tránh bỏ lỡ cơ hội bảo vệ thai nhi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình