Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Tại sao vào giai đoạn sau của thời kỳ mang thai, thai phụ thường xuất hiện hội chứng đau xương chậu?

Hội chứng đau xương chậu thường xuất hiện vào ba tháng cuối của thời kỳ mang thai. Tuy nhiên cũng có những ca bệnh cá biệt phát sinh vào giai đoạn đầu và giữa của thời kỳ mang thai. Nguyên nhân của hội chứng này chưa rõ ràng. Thông qua nghiên cứu, hầu hết các nhà y học cho rằng: Hội chứng này có liên quan với việc thay đổi vị trí giải phẫu của cơ quan nội tạng trong khoang chậu vào thời kỳ mang thai và sự cản trở của quá trình chuyển hóa cục bộ. Cơ quan thay đổi rõ nhất trong khoang chậu vào thời kỳ thai là tử cung, xung quanh tử cung có nhiều dây chằng kéo và hứng lấy tử cung, để nó duy trì vị trí giải phẫu bình thường. Sau khi mang thai thì thể tích tử cung tăng dần, áp lực mà những dây chằng này phải chịu đựng cũng tăng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khớp xương chậu của những người có hội chứng đau xương chậu và nơi bám của dây chằng cơ bắp có hiện tượng tích tụ nước, natri, do chứng phù của các tổ chức đè ép lên thần kinh tương ứng dẫn đến đau đớn. Tính chất và cường độ của cơn đau khác nhau tùy theo mức độ tích tụ nước, natri. Đồng thời có nghiên cứu còn phát hiện, trong những ca bệnh bị hội chứng đau xương mu dẫn đến phân li và tăng cường độ hoạt động. Nhưng điều nhấn mạnh là, hội chứng đau xương chậu không phát sinh ở tất cả các thai phụ, ngay cả cùng một phụ nữ trong những lần mang thai khác nhau cũng không nhất định đều phát sinh hội chứng này. Do đó, rất nhiều nhà khoa học cho rằng, sự phát sinh của triệu chứng này có thể có những nguyên nhân đặc thù của nó.

 Tính chất cơn đau của bệnh này thường là đau âm ỉ, từ xương chậu lan đến các bộ phận như đùi, bẹn, tử cung... Thai phụ mắc bệnh tự cảm thấy thai nhi rất gần phần dưới khoang chậu, muốn sinh ngay, nhưng không có triệu chứng sắp sinh. Cường độ đau không giống nhau, có thể hơi khó chịu ở xương chậu, hay truyền cảm giác đau nhói đến những bộ phận khác; cũng có khi đau chịu không nổi, thậm chí làm cản trở chức năng hoạt động của tay chân, ảnh hưởng đến việc đi đứng và hoạt động. Thai phụ phải giảm số lần xuống giường hay phải hoàn toàn nằm trên giường, thì cơn đau mới có thể giảm bớt.

 Dấu hiệu phát bệnh của hội chứng đau xương chậu trong thời kỳ mang thai là hoàn toàn không thể đoán trước được. Cơn đau có thể biến mất mà không cần bất cứ sự điều trị nào cả. Nếu không, dùng thuốc giảm đau cũng có hiệu quả. Nên dùng thêm vitamin B6 và thuốc magnesi để nâng cao hiệu quả điều trị. Phần lớn những thai phụ sau khi sinh có thể bình phục hoàn toàn, nếu vẫn còn đau, có thể tiến hành chụp X quang xương chậu. Nếu có hiện tượng liên hợp xương mu phân li khác thường, thai phụ có thể dùng vòng đai cố định xương chậu, bệnh sẽ bình phục

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình