Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hội chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai.

Hội chứng cao huyết áp khi mang thai là thai phụ có biến chứng toàn thân khá nghiêm trọng. Triệu chứng chủ yếu là cao huyết áp, phù, albumin niệu, nghiêm trọng sẽ xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nhìn vật không rõ. Hội chứng tiếp tục phát triển sẽ xuất hiện co giật và hôn mê, suy chức năng của tim và thận, thậm chí làm cho mẹ và con chết. Bệnh này phát triển từ từ theo quá trình tiến triển của thời kỳ mang thai. Trước khi sinh, phải tiến hành kiểm tra theo định kỳ, để sớm phát hiện hội chứng cao huyết áp nhẹ khi mang thai mà có cách điều trị kịp thời, thì hoàn toàn có thể khống chế bệnh phát triển. Biểu hiện chủ yếu của hội chứng cao huyết áp khi mang thai được chia làm ba trạng thái: Nhẹ, trung bình và nặng.

(1) Nhẹ: Huyết áp tăng nhẹ đạt 130/90mmHg, hay cao hơn huyết áp bình thường 30/15mmHg, có thể kèm theo chứng phù không giảm sau khi nghỉ ngơi hay trong nước tiểu của thai phụ có lượng albumin ít.

(2) Trung bình: Huyết áp của thai phụ tiếp tục tăng cao, có thể đạt 160/110mmHg, lượng albumin trong nước tiểu cũng tăng cao.

(3) Nặng: Bệnh của thai phụ phát triển nặng thêm, huyết áp vượt quá 160/110mmHg, lượng albumin trong nước tiểu tăng nhiều, hơn nữa còn kèm theo đau đầu, chóng mặt, phần bụng trên khó chịu, nhìn vật không rõ. Bệnh tiếp tục phát triển thì bị co giật, hôn mê, khớp hàm khép kín, sùi bọt mép, hô hấp tạm ngừng, nguy hiểm đến tính mạng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình