Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Mang thai quá hạn là gì? Những mối nguy hiểm nào khi mang thai quá hạn?

Theo chu kỳ kinh nguyệt trước đây, tức phụ nữ trong vòng 28 - 30 ngày hành kinh một lần, tuần mang thai được tính từ tuần đầu tiên của lần hành kinh cuối cùng, nếu lớn hơn hay bằng 42 tuần, tức lớn hơn hay bằng 294 ngày thì đó là mang thai quá hạn. Tỷ lệ mang thai quá hạn chiếm khoảng 5% - 12% tổng số ca, đều có ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và con. Do đó, nên tăng cường xử lý đối với việc mang thai quá hạn.

Dân gian cho rằng: Thời gian tăng trưởng, phát triển của thai nhi trong tử cung càng dài thì thai nhi càng khỏe mạnh, sinh ra càng dễ nuôi. Cách nhận định này không đúng khoa học, nhưng có một số thai phụ lại tin, nên để thai nhi ở trong tử cung quá lâu, không đến bệnh viện kịp thời. Kết quả là nguy hiểm đến thai nhi và mẹ.

(1) Tăng tỷ lệ khó sinh và tỷ lệ sinh bằng cách phẫu thuật: Căn cứ theo báo cáo của Đại học Y Khoa Trung Quốc thuộc Viện 2 và 3 thì tỷ lệ mổ do mang thai quá hạn cao đến 59,7% tăng gấp 2,4 lần so với mang thai đủ tháng. Nguyên nhân chủ yếu của nó là:

(a) Khi mang thai quá hạn, nếu chức năng nhau thai còn tốt, có thể tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, thai nhi sẽ không ngừng phát triển, dẫn đến hiện tượng trẻ to lớn, làm cho thai nhi không thể nào chào đời một cách tự nhiên. Vì khi sinh do thai nhi quá lớn, xương sọ của đầu thai lớn, khe xương nhỏ hẹp, có thể dẫn đến khó sinh do tính dẻo kém, khó thông qua âm đạo hay xuất hiện hiện tượng xương chậu không cân xứng. Khả năng phải phẫu thuật để bắt con tăng nhiều so với thai phụ mang thai đủ tháng. Nếu sinh đường âm đạo dễ gây tổn thương đường sinh mềm.

(b) Mang thai quá hạn do nhau thai lão hóa, chức năng giảm thấp, không cung cấp đủ máu và ôxy cho thai nhi. Thai nhi ở vào trạng thái thiếu ôxy, môi trường bên trong tử cung gây bất lợi cho thai nhi, gây trụy thai, trẻ sơ sinh ngạt thở... ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ sau này.

(c) Mang thai quá hạn làm tăng nguy cơ khó sinh. Do điều kiện cổ tử cung kém hay tử cung co rút thiếu lực, dẫn đến thất bại trong việc dẫn dụ sinh sản hay ngưng trệ quá trình sinh sản.

(2) Tỷ lệ xuất huyết sau khi sinh cao: Hầu hết trong các báo cáo tư liệu đều cho thấy, tỷ lệ xuất huyết sau khi sinh đối với việc mang thai quá hạn tăng 2 - 8 lần.

Nguyên nhân chủ yếu:

(a) Mổ làm tăng lượng xuất huyết.

(b) Thai nhi lớn làm tử cung co rút thiếu lực.

(c) Cơ trơn của tử cung trong thời kỳ mang thai quá hạn làm giảm tính nhạy cảm đối với chất gây co bóp tử cung nội sinh hay từ bên ngoài, dẫn đến tử cung co rút thiếu lực.

(3) Tăng tỷ lệ trụy thai và trẻ sơ sinh bị ngạt thở: Theo tư liệu cho thấy, tỷ lệ trụy thai là 13,1 % - 40,5% tăng gấp 1,5 - 10 lần so với mang thai đủ tháng; tỷ lệ trẻ ngạt thở là 10% - 19%, tăng gấp hai lần so với mang thai đủ tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do chức năng của nhau thai giảm, lượng nước ối giảm và sinh do phẫu thuật.

(4) Tăng tỷ lệ trẻ tử vong trong thời kỳ sinh: Thời gian quá hạn càng dài, tỷ lệ trẻ tử vong trong thời kỳ sinh càng cao. Thai 43 tuần, tỷ lệ tử vong tăng gấp 3 lần thai sinh đủ tháng, mang thai 44 tuần thì tăng gấp 5 lần. Theo dõi quá trình sinh con của các thai phụ mang thai quá hạn, tài liệu y học thống kê được: 35% là thai chết, 45% tử vong ngay khi sinh, 20% là trẻ sơ sinh tử vong.

Hầu hết việc mang thai quá hạn đều gây nguy hiểm nhất định đối với thai nhi và thai phụ. Tỷ lệ biến chứng ở sản phụ và tỷ lệ khó sinh đều tăng. Do đó, khi mang thai quá hạn, trước tiên phải kiểm tra xem có phải quá hạn không. Nếu đúng, thai phụ nên đến bệnh viện, chẩn đoán và điều trị, thậm chí có thể mổ để sinh con

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình