Thai nhi phát triển chậm trong tử cung gọi là hội chứng suy chức năng của nhau thai hay hội chứng suy dinh dưỡng ở thai nhi. Đây là biến chứng nghiêm trọng trong thời kỳ sinh, cũng là một bệnh nguy hiểm trong giai đoạn mang thai. Nó chỉ số tuần mang thai lớn hơn 37 tuần, thai nhi chào đời có thể trọng ít hơn 2500g hay thể trọng thấp hơn 10% so với những trẻ có thể trọng bình thường. Thai nhi phát triển chậm trong tử cung, sau khi chào đời gọi là trẻ nhỏ hơn tuổi mang thai hay gọi là trẻ có hình dáng nhỏ đủ tháng. Tỷ lệ chết vì bệnh và tỷ lệ phát bệnh trong thời kỳ sinh của trẻ nhỏ hơn tuổi mang thai đều cao hơn trẻ phát triển bình thường, hơn nữa còn ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển trí lực sau này của trẻ nhỏ. Do đó, trong thời kỳ mang thai, thai phụ nên sớm phát hiện hiện tương thai nhi phát triển chậm trong tử cung, để phòng trị sớm, giảm bớt việc phát sinh hiện tượng trẻ nhỏ hơn tuổi mang thai. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao tố chất.
Nguyên nhân thai nhi phát triển chậm trong tử cung rất nhiều và phức tạp. Chủ yếu phân tích vào một số mặt thai nhi như: nhau thai, cuống rốn, thai phụ hoặc bất cứ yếu tố nào gây tổn hại đến quá trình tăng trưởng, phát triển của thai nhi đều làm cho thai nhi phát triển chậm trong tử cung.
(1) Yếu tố thai phụ: Thai nhi chịu sự ảnh hưởng từ nơi ở, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, điều kiện điều trị, mức sống của người mẹ mà còn liên quan đến độ tuổi, chiều cao, thể trọng và yếu tố di truyền. Thai phụ hút thuốc, uống rượu và hút ma túy dùng thuốc điều trị bệnh không đúng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng, phát triển của thai nhi. Nếu thai phụ dùng thuốc đối kháng acid folic, thuốc chống động kinh, tetracyclin... sẽ dẫn đến việc thai nhi phát triển chậm trong tử cung.
(2) Tình trạng dinh dưỡng: Dinh dưỡng của thai phụ là nguồn gốc dinh dưỡng cơ bản của thai nhi, chất thúc đẩy được cung cấp trong quá trình sinh trưởng của thai nhi chủ yếu là glucose, protein, acid amin, acid béo, nguyên tố vi lượng và vitamin. Thai phụ suy dinh dưỡng, nhất là thiếu protein là nguyên tố quan trọng, sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thai nhi. Nếu thai phụ kém ăn, hoặc chỉ ăn một loại thức ăn, không ăn sáng hay nôn mửa nhiều trong thời kỳ mang thai, cũng gây ra hiện tượng thai nhi phát triển chậm trong tử cung.
(3) Môi trường sống của thai nhi: Cơ thể người mẹ là nguồn cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng chủ yếu cho thai nhi lấy từ lưu lượng máu tuần hoàn giữa tử cung và nhau thai. Nếu thai phụ mắc hội chứng cao huyết áp khi mang thai, viêm thận mãn tính, chứng ứ đọng mật trong gan, thiếu máu... kèm theo bệnh tai biến về mạch máu, ảnh hưởng đến lưu lượng máu trao đổi giữa tử cung và nhau thai. Lượng máu truyền vào giảm, ảnh hưởng chức năng của nhau thai, làm cho thai nhi trong tử cung thiếu ôxy và dinh dưỡng trong thời gian dài, gây ra hiện tượng thai nhi phát triển chậm trong tử cung. Vị trí cuống rốn bám khác thường, như cuống rốn nhau thai dạng cánh buồm quá dài, quá nhỏ, uốn khúc, thắt nút... đều cản trở quá trình tuần hoàn máu giữa thai nhi và nhau thai, làm cho thai nhi phát triển chậm trong tử cung.
(4) Thai phụ sốt, nhiễm vi rút gây bệnh trong giai đoạn đầu mang thai: Như vius gây bệnh sởi Đức 4, cytomegalovius (CMV) 5, nhiễm giun sán ký sinh ở chó mèo có thể dẫn đến thai nhi phát triển chậm trong tử cung.
Quá trình phòng tránh hiện tượng thai nhi phát triển chậm trong tử cung:
(1) Làm tốt việc khám sức khỏe trước khi kết hôn, được tư vấn trước khi mang thai, chọn điều kiện sinh lý và điều kiện môi trường tốt nhất để thụ thai. Tránh những nguy hiểm phát sinh từ bệnh di truyền và dị hình bẩm sinh, như thai phụ sớm tránh nhiễm vius gây bệnh, nhiễm trùng giun sán ký sinh ở chó mèo.
(2) Tiến hành khám định kỳ trước khi sinh: Đo chiều cao của tử cung đối với những thai phụ có độ cao tử cung thấp hơn 22cm vào tuần mang thai thứ 28 hay thấp hơn 24cm vào tuần mang thai 30; thấp hơn 26cm vào tuần mang thai 32, thấp hơn 29cm vào tuần mang thai 36; thấp hơn 31cm vào tuần mang thai 40 thì nên chú ý đến việc thai nhi phát triển chậm trong tử cung. Nên đo thể trọng của thai phụ vào giai doạn cuối của thời kỳ mang thai, mỗi tuần tăng 500g là bình thường, nếu thể trọng ngừng tăng hay tăng chậm, nên chú ý có khả năng thai nhi phát triển chậm trong tử cung. Đối với những thai phụ nghi ngờ thai nhi phát triển chậm trong tử cung nên sớm phát hiện và điều trị.
(3) Tăng cường quá trình phòng trị đối với những hội chứng và những biến chứng trong thời kỳ mang thai.
(4) Tăng cường cung cấp dinh dưỡng, không nên ăn một loại thức ăn và kén ăn, chú ý đến việc bổ sung protein, vitamin và nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
(5) Chú ý nghỉ ngơi, khi ngủ chọn cách nằm nghiêng bên trái.
(6) Lựa chọn phương pháp thích hợp để kết thúc quá trình sinh đẻ. |