Thai phụ trước khi chuyển dạ cần làm tốt các công tác chuẩn bị sau:
Chuẩn bị bài viết: cách 2 – 3 giờ khi chuyển dạ nên đi tiểu một lần. Nếu khi bản thân bài tiết nước tiểu thấy khó khăn, bàng quang lại quá căng, cần phải thông tiểu.
Chuẩn bị ăn uống: phải ăn theo thường ngày, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng và dễ tiêu hoá, như mì sợi, hoành thánh, đồng thời uống nhiều canh, bổ sung nước.
Hoạt động và nghỉ ngơi hợp lí : nếu mang thai chưa vỡ, quá trình co rút tử cung lại quá mạnh, thì sản phụ chờ sinh có thể đi lại trong và ngoài phòng, bởi vì hoạt động phải có thư giản tâm lý căng thẳng, vừa thúc đẩy quá trình co rút tử cung. Nhưng nếu màng thai vở sớm, thì nhất thiết phải nằm trên giường, bằng không có thể dẫn đến tuộc cuống rốn, nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Sản phụ chờ sinh trong giai đoạn co rút tử cung ngắt quãng, nên nắm bắt thời gian nhắm mắt thư giãn, để bảo tồn thể lực và tinh thần chờ lúc sinh.
Làm tốt công tác chuẩn bị về mặt tinh thần quan trọng hơn về chuẩn bị vật chất: sản phụ phải nhất thiết kiềm chế bản thân, tránh căng thẳng quá độ, càng không nên sợ hãi, lo lắng. Phải tin tưởng vào các thiết bị trợ sản và bác sĩ đồng thời phải tin vào bản thân mình sinh con thuận lợi và an toàn. Vì vậy, sản phụ nên duy trì trạng thái tinh thần ổn định, cố gắng thả lỏng bản thân như: có thể nghe nhạc, nói chuyện với người theo dõi, chuyển đổi sự chú ý.
Phải kiểm tra nhóm máu trước: bác sĩ khoa sản khuyên rằng phụ nữ mang thai nên kiểm tra nhóm máu ABO. Thai phụ nước ngoài và hay một số ít thai phụ dân tộc thiểu số nên kiểm tra thêm nhóm máu Rh. Kiểm tra này có ý nghĩa lâm sàng quan trọng.
1.Kiểm tra nhóm máu có lợi khi phẫu thuật và cấp cứu choáng do mất máu, kịp thời tiến hành truyền máu. Thông thường, trong quá trình mang thai là 40 tuần, có thể phát sinh nhiều loại biến chứng: sẩy thai vào giai đoạn đầu mang thai, nhau tiền đạo và nhau thai bong sớm vào thời kỳ cuối, tử cung co rút thiếu lực hay xuất huyết tử cung với lượng lớn, do nhau thai rụng khác thường sau khi sinh, đều có thể làm cho thai phụ và sản phụ rơi vào choáng váng. Truyền máu kịp thời rất quan trọng đối với việc cấp cứu, tranh thủ thời gian để nâng cao tỷ lệ thành công sinh sản. Người âm tính về yếu tố Rh chiếm khoảng 15% ở các nước Âu Mỹ, một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc như Miêu, tộc Duy ngô nhĩ cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Nguồn máu của loại hình này rất hiếm, cần phải kịp thời biết sớm, để tiên việc dự trữ sẵn và cung cấp khi cần thiết.
2. Kiểm tra nhóm máu để kịp thời phát hiện nhóm máu của mẹ và con không hợp. Thai phụ có nhóm máu O, nếu kết hợp ngẫu nhiên thì với những người có nhóm máu A, B hay AB. Thai phụ âm tính về Rh, thì kết hợp với người dương tính, đều có thể nhóm máu của mẹ và con không hợp nhau và sinh chứng tan máu ở trẻ sơ sinh. Nếu phát hiện sớm, mới có thể làm tốt việc giám sát mẹ và con trong thời kỳ mang thai, dùng phương pháp phòng tránh tương ứng, ngừng việc mang thai trong thời gian thích hợp, đồng thời làm tốt việc giám sát và xử lý đối với trẻ sơ sinh bị chứng tan máu, giảm bớt nguy hại cho trẻ sơ sinh.
Công tác chuẩn bị trước khi sinh đối với những thai phụ có thân hình thấp: việc sinh đẻ bình thường được quyết định bởi độ lớn nhỏ và hình thái xương chậu, dựa vào thân hình cao thấp của thai phụ thì không thể xét đoán chính xác, bởi vì, sự cao thấp của thai phụ không tỉ lệ thuận với độ lớn nhỏ của xương chậu. Một phụ nữ thấp bé uyển chuyển cũng có xương chậu lớn hơn xương chậu của một phụ nữ cao lớn, khoẻ mạnh. Chỉ có bác sĩ mới suy đoán ra độ lớn, nhỏ của xương chậu. Thông thường dựa vào số liệu đo được lần khám trước khi sinh đầu tiên. Khi đau, nếu có nghi ngờ về độ lớn nhỏ của xương chậu, nên siêu âm để suy đoán, ngược lại một số phụ nữ có thân hình cao, nhưng xương chậu không nhất định là lớn. Như một số vận động viên, chiều cao điều vượt tiêu chuẩn, nhưng mông lại hẹp, giống như xương chậu của nam giới. |