Vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, nhất là gần đến thời kỳ chuẩn bị sinh, thai phụ bắt đầu xuất hiện tâm trạng lo lắng, căng thẳng. Lo lắng không biết quá trình sinh đẻ diễn ra có thuận lợi hay không. Trẻ sơ sinh có hiện tượng dị hình không? Hay có xuất hiện những tình trạng khác thường không? ... Làm cách nào để điều chỉnh tâm trạng căng thẳng của thai phụ trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai?
(1) Xem trọng việc bảo vệ sức khỏe tâm lý.
Thai phụ đến gần thời kỳ sinh, thường xuất hiện tâm trạng trên là do thiếu hiểu biết về việc sinh đẻ, tưởng tượng ra cơn đau khi sinh, lo lắng quá trình sinh không thuận lợi, lo sợ thai nhi bị dị dạng, giới tính và diện mạo của thai nhi có lý tưởng không... Thậm chí, một số thai phụ, quá mẫn cảm đối với cơ thể, đến nỗi xem một số hiện tượng bình thường như nhu động của thai, bụng hơi đau do tử cung co thắt không đều đặn... gây ra căng thẳng. Đây chính là tâm lý của hầu hết thai phụ hiện nay. Khi đã hình thành tâm lý này thì khi sinh sẽ tồn tại những tâm trạng xấu như căng thẳng, lo lắng, bất an, hoảng sợ, ưu sầu, nôn nóng, phiền muộn... Tâm trạng này rất bất lợi đối với thai nhi sắp chào đời. Một mặt, sự lo lắng bất an này của thai phụ sẽ dẫn đến sự thay đổi hormon bên trong cơ thể mẹ, sản sinh sự kích thích xấu đối với thai nhi. Mặt khác, sự căng thẳng thần kinh do lo lắng và hoảng sợ, thường sinh ra những cảm giác khó chịu, làm cho cơ bắp của thai phụ căng, mệt mỏi không chịu được. Những tâm trạng xấu trong quá trình sinh còn có thể làm cho việc bài tiết hormon ở vùng dưới đồi và tuyến yên phát sinh những thay đổi khác thường, nó gây ra việc co rút tử cung thiếu lực, cổ tử cung không mở, quá trình sinh kéo dài, những hiện tượng như ngưng trệ quá trình sinh sản và lượng xuất huyết tăng nhiều. Thậm chí khó sinh, làm cho thai nhi phát sinh hiện tượng ngạt thở trong tử cung, gây tổn hại tế bào đại não, mẫn cảm đối với ôxy có thể ảnh hưởng đến trí lực của thai nhi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Về lâm sàng, việc sinh khó hay xuất huyết quá nhiều sau khi sinh do tâm trạng xấu, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sự an toàn tính mạng của sản phụ và thai nhi.
Hầu hết các nhà y học khuyên rằng, bắt đầu từ lần khám đầu tiên trước khi sinh, bác sĩ nên nói cho thai phụ biết việc sinh đẻ là quá trình sinh lý bình thường, khích lệ họ một cách nhiệt tình và nhãn nại để làm tốt quá trình sinh đẻ, giải tỏa tâm lý căng thẳng. Theo các tư liệu báo cáo của các chuyên gia nước ngoài, trong suốt quá trình sinh để, thai phụ có chồng đi theo thì tổng quá trình sinh sản có thể từ 14 giờ rút ngắn còn 8 giờ, tỷ lệ nhỏ giọt chất thúc sản vào tĩnh mạch từ 13% giảm còn 2%, tỷ lệ mổ từ 17,2% giảm còn 6,2%. Do đó, thiết lập phòng bệnh gia đình, có thể giải tỏa tâm lý căng thẳng cho thai phụ, có lợi cho quá trình tiến triển khi sinh, đồng thời có thể xóa bỏ cảm giác hoảng sợ của thai phụ phát sinh trong quá trình sinh.
Trước khi sinh, sản phụ nên chuẩn bị tâm lý trước, đọc một số sách báo có liên quan đến việc sinh đẻ, nắm những kiến thức cần thiết, nhận thức chính xác quá trình sinh đẻ, xóa bỏ những mối lo lắng không cần thiết, cố gắng kiểm soát tình cảm của bản thân, bình tĩnh, tập trung sự chú ý, tích cực phối hợp với nhân viên y tế. Chuyên gia y học nhấn mạnh rằng, khi chuyển dạ thai phụ không hoảng sợ, không lo lắng, duy trì tâm trạng thản nhiên, vui vẻ, thoải mái, rất thuận lợi cho quá trình chào đời của thai nhi và quá trình hồi phục của tử cung sau khi sinh. Phải biết rằng tình trạng của bản thân không có gì đặc biệt. Trong cuộc đời người phụ nữ, sinh con là quá trình thiêng liêng nhất. Điều này đối với người mẹ là niềm hạnh phúc và vui sướng nhất. Cảm giác hạnh phúc và vui sướng này đem đến cho cơ thể và tinh thần thai phụ trạng thái tốt nhất. Như vậy, khi bắt đầu đau, nên ý thức được, đây chính là thời khắc thai nhi trong bụng phá bỏ lực cản trở, trước khi xuất hiện vào thế giới của ánh sáng. Giống như thai nhi đang phát ra tính hiệu viện trợ từ người mẹ: “Mẹ ơi, con muốn ra ngoài”. Vậy người mẹ sẵn sàng : “Đến đây, con ngoan, đừng sợ, mẹ giúp con!”. Nếu thai phụ có được tâm trạng này thì sẽ không tùy tiện oán trách, sẽ cố gắng chủ động điều chỉnh trạng thái tâm lý tinh thần của bản thân mình.
Đối với những sản phụ có tâm lý quá căng thẳng, có thể động viên họ dùng nhiều cách giải tỏa. Trút ra sự căng thẳng, hoảng sợ đối với việc sinh đẻ và những áp lực về tâm lý của sản phụ rất có lợi cho việc sinh đẻ. Một số thai phụ khi gặp khó khăn thích được chồng chăm sóc, chiều chuộng, yêu thương; một số thai phụ thích có được sự an ủi từ những khúc nhạc mà mình yêu thích. Một số thai phụ muốn rơi vài giọt nước mắt, hay khóc thật nhiều, để tâm trạng được bình tĩnh. Nhưng cũng có người thích la lớn. Bác sĩ, nhân viên trợ sản nên động viên họ làm như vậy. Bình thường một người khi gặp phải điều không vui về mặt tâm lý học, thì các nhà tâm lý học động viên họ khóc nhiều, hay dùng những phương pháp khác, để trút bỏ tâm lý nặng nề một cách có hiệu quả. Nhưng trên thực tế, trong phòng sinh nếu sản phụ cứ tự nhiên la hét, khóc than... thì sẽ bị nhân viên y tế trách mắng. Điều này không công bằng, vì nhân viên đỡ đẻ không những khuyến khích sản phụ giải tỏa tâm lý, mà còn giúp sản phụ có được những cách giải tỏa hiệu quả, thậm chí đọng viên họ. Nhưng sự trút ra của sản phụ nhất thiết phải thích hợp và có sự tự kiểm soát, chứ không phải là không phân biệt đối tượng, không hạn chế, tự ý mà làm. Sau khi giải tỏa xong, thì tâm trạng căng thẳng của họ sẽ bình tĩnh lại khá tốt.
Thực tế trong khoa sản cho thấy, những sản phụ có ý chí kiên cường, hay những sản phụ có chồng ở bên cạnh, thì cảm giác hoảng sợ của họ đối với việc sinh đẻ rất ít. Khi sinh vừa không có biểu hiện đau đớn, vừa ít có những lời nói khó chịu. Những sự thật này cho thấy, trạng thái tâm lý của sản phụ ổn định là cơ sở của quá trình sinh đẻ tốt.
Thai phụ có tâm trạng khỏe mạnh, tinh thần tốt, lòng tin vững vàng, thì sẽ chịu đựng quá trình sinh đẻ một cách bình tĩnh, sẽ đón nhận sự chào đời của trẻ bằng những tình cảm sâu sắc trong lòng người mẹ.
(2) Giảm bớt những can thiệp không cần thiết.
Để cho thai phụ cố gắng tập trung vào quá trình sinh, nên tránh làm rách da, cắt một bên, tiêm tĩnh mạch, vỡ màng nhân tạo, khám bên trong, mổ tử cung mà sinh, đẻ chỉ huy...
(3) Mở rộng việc sinh đẻ không đau, ứng dụng hợp lý các phương pháp gây tê giảm đau.
Tuyên truyền việc sinh đẻ không đau, dùng phương pháp sinh đẻ không đau. Theo nghiên cứu của Read, một bác sĩ khoa sản ở nước Anh chỉ ra rằng, thai phụ hoảng sợ ở một mức độ nào đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra những cơn đau trong quá trình sinh đẻ bình thường. Khi tử cung co rút nên động viên sản phụ hô hấp sâu, đồng thời dùng tay xoa bụng hay xương cùng ở thắt lưng, có thể làm giảm nhẹ cơn đau khi đẻ. Phương pháp này thai phụ nên bắt đầu học và tập luyện vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai.
Cách dùng máy làm giảm đau khi sinh. Đặt tấm ván lót giảm đau ở lưng và bụng, dòng điện sản sinh rung động với tần số cao, để xoa bóp tiếp xúc với vị trí đau, có thể giảm nhẹ cơn đau.
Phương pháp giảm đau bằng những thuốc thường dùng khi sinh bằng âm đạo:
Tiêm thuốc ổn định mạch: Thường là thuốc an thần, có thể giảm nhẹ tâm lý căng thẳng của sản phụ. Điều chỉnh quá trình co rút tử cung, tăng nhanh tiến triển của quá trình sinh, không tăng thêm ức chế hô hấp của trẻ sơ sinh. Thông thường, trong thời kỳ chuẩn bị sinh hay hoạt động nhanh chậm lúc sắp sinh, có thể tiêm 10mg vào tĩnh mạch, khoảng thời gian giữa hai lần tiêm thuốc là từ 6 giờ trở lên. Tổng lượng thuốc không vượt quá 20mg.
Tiêm bắp pethidin: Ứng dụng khá phổ biến trong việc làm giảm đau của khoa sản. Thông thường, khi quá trình sinh tiến triển chậm thì tiêm bắp 50 – 100mg, tác dụng giảm đau có thể duy trì 3 – 4 giờ. Sản phụ dùng thuốc có thể gây ức chế quá trình hô hấp của trẻ sơ sinh, vì vậy, thông thường trong một giờ hay sau bốn giờ tiêm thuốc thì sẽ không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Gây tê làm cản trở sự ngưng trệ cạnh cổ tử cung: trên 10 – 20mg Procain 0,5%, thông qua âm đạo đi vào vòm bên trong của cổ tử cung, có thể làm giảm cơn đau đồng thời tăng nhanh quá trình mở rộng cổ tử cung. Nhưng dễ làm cho nhịp tim của thai nhi đập chậm, có thể gây ngộ độc acid và giảm ôxy trong máu đồng thời ức chế quá trình hô hấp của trẻ sơ sinh. Vì vậy, cách này không ứng dụng phổ biến trong lâm sàng.
Gây tê ngoài màng cứng ở dưới: cần thực hiện bởi bác sĩ gây tê. Thông thường, ứng dụng khi miệng tử cung mở 4 – 6cm, chọn dùng bupivacain 0,25% có tác dụng ổn định và thời gian duy trì khá dài. Trong thời kỳ dùng thuốc, nên theo dõi sát huyết áp và quá trình co bóp tử cung, đôi khi có thể làm huyết áp giảm hay kéo dài quá trình sinh thứ hai |