Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Quá trình sinh sản bình thường kéo dài bao lâu?

Cả quá trình sinh đẻ bắt đầu từ khi xuất hiện co bóp tử cung mang tính quy luật cho đến khi nhau thai ra ngoài, gọt tắt là tổng quá trình sinh. Về lâm sàng thường chia làm ba quá trình sinh.

(1) Quá trình sinh thứ nhất của việc sinh đẻ (thời kỳ cổ tử cung mở rộng): Từ khi bắt đầu xuất hiện co bóp tử cung mang tính quy luật ngắt quãng 5 – 6 phút, dẫn đến đau bụng mang tính quy luật cho đến khi cổ tử cung mở hết. Cổ tử cung của sản phụ sinh lần đầu khá chật, cổ tử cung mở rộng khá chậm, cần khoảng 11 – 12 giờ. Cổ tử cung của sản phụ từng sinh thì khá lỏng, miệng tử cung mở rộng khá nhanh, cần khoảng 6 – 8 giờ. Lúc này dựa theo sự mở rộng của miệng cổ tử cung, thời gian đau ngày càng dài, mà thời gian ngắt quãng thì ngày càng ngắn. Do miệng cổ tử cung mở rộng rất chậm trong quá trình sinh sản, nên thời kỳ thứ nhất tốn nhiều thời gian nhất.

Khi miệng cổ tử cung bắt đầu mở rộng, thì vách cổ tử cung đồng thời mỏng đi, lớp màng bao lấy thai nhi ở gần miệng trong cổ tử cung sẽ rụng xuống từ thành tử cung, lúc này sẽ xuất huyết với lượng ít, tức “thấy đỏ”. Sau một lúc, cơn đau ngày càng kịch kiệt, màng thai sẽ rách, nước ối chảy ra, tức “vỡ nước”. Rất nhiều sản phụ sinh lần đầu vô cùng căng thẳng. Thật ra, sinh đẻ cũng có quá trình, co bóp tử cung, trong khoảng thời gian 8 – 12 giờ. Lợi dụng sự ngưng nghỉ của quá trình co rút tử cung trong thời kỳ đầu của việc sinh đẻ, mà sản phụ nên nghỉ ngơi cho tốt.

(2) Quá trình sinh thứ hai của việc sinh đẻ (thời kỳ thai nhi chào đời): Thời kỳ này, miệng cổ tử cung mở hoàn toàn (10cm) cho đến khi trẻ chào đời. Thông thường, sản phụ mang thai lần đầu phải mất 1- 2 giờ. Sản phụ từng sinh chỉ cần vài phút là hoàn thành xong, nhưng cũng có sản phụ kéo dài đến một giờ. Lúc này, cơn đau càng dữ dội hơn, từ cách mỗi 2 – 3 phút đến cách một phút. Thai nhi được sự giúp đỡ của quá trình co bóp tử cung đang cố gắng ra ngoài. Việc sản phụ phối hợp với sự co bóp của tử cung, đầu thai sẽ lộ ra và cuối cùng thì chào đời. Sau khi phần đầu lộ ra, đầu của trẻ bắt đầu xoay chuyển theo kim giờ. Sau đó, qua một thời gian thì vai phải lộ ra, lúc này bác sĩ sẽ kết hợp hai tay, dùng sức hướng theo lưng người mẹ, nén đầu trẻ xuống, để sinh ra vai phải trước. Tiếp đó, lại nâng đầu trẻ lên, thì có thể sinh ra vai trái. Sau khi phần đầu được sinh ra, chỉ qua 2 – 3 phút, thì toàn thân thai nhi sẽ ra hết, sản phụ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm.

Sau đó, bác sĩ dùng ống hút để hút nước ối và máu trong miệng và mũi của trẻ. Tiếng khóc vang dội của trẻ chứng tỏ trẻ khỏe mạnh. Y tá trợ sản cắt cuống rốn của thai nhi, lau khô nước ối, cân thể trọng, đo chiều cao; kiểm tra xem thai nhi có dị hình không, có tổn thương không. Ghi chép lại việc đẻ in lên dấu chân nhỏ, đeo vào cổ tay trẻ mảnh giấy có ghi tên người mẹ, giới tính của trẻ và số nằm viện, đặt trẻ vào lòng người mẹ.

(3) Quá trình sinh thứ ba của việc sinh đẻ (thời kỳ sinh ra nhau thai): Sau khi trẻ chào đời, tử cung sẽ dần trở nên vừa nhỏ vừa cứng do co bóp. Thời kỳ này cần khoảng 5 – 15 phút, không vượt quá 30 phút. Trong quá trình sinh thứ ba nhau thai sẽ bong từ tử cung bài tiết ra ngoài cơ thể, không có cơn đau kịch liệt, chỉ cần dùng sức nhẹ, thì có thể kết thúc thuận lợi. Bác sĩ sẽ tiêm cho sản phụ oxytocin, giúp cho nhau thai bong, giảm bớt hiện tượng xuất huyết. Sinh ra nhau thai cũng sẽ xuất huyết, những chỉ là xuất huyết với lượng nhỏ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem nhau thai đi ra có hoàn chỉnh không, không cần sản phụ phải lo lắng. Sau khi kết thúc việc sinh đẻ, sản phụ có thể sờ thấy tử cung vừa tròn vừa cứng ở dưới rốn của mình.

Nếu quá trình sinh đẻ không thuận lợi, sản phụ thiếu thể lực, miệng âm đạo quá chặt, việc sinh ra thai nhi khó khăn; hay thai nhi khá to, miễn cưỡng việc sinh đẻ sẽ làm rách tầng sinh môn, gây ra nhiều vết thương phức tạp. Lúc này, bác sĩ sẽ cắt nghiêng tầng sinh môn... Tiến hành cắt tầng sinh môn có lợi đối với việc rút ngắn quá trình sinh, giảm nhẹ cơn đau của sản phụ, giảm bớt tổn thương rách tầng sinh môn, thúc đẩy việc hồi phục tính đàn hồi của âm đạo sau khi sinh. Lúc này sản phụ cần chịu đựng một chút.

Đợi sau khi kết thúc quá trình sinh đẻ, y tá trợ sản hay bác sĩ sẽ khâu lại vết thương tầng sinh môn. Nếu không có tình trạng đặc biệt, thì sẽ đưa sản phụ và trẻ về phòng bệnh và phòng điều dưỡng để nghỉ ngơi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình