Sinh đẻ là một quá trình sinh lý tự nhiên, do đó sản phụ không nên có tâm lý hoảng sợ căng thẳng, chỉ cần không có tình trạng khác thường thì có thể phối hợp tốt với y tá trợ sản hay bác sĩ, để sinh con một cách thuận lợi.
Sau khi chuyển dạ, thai phụ cần bổ sung dinh dưỡng và nước, cố ăn một số thức ăn có năng lượng cao, như chocolat, sữa bò, trứng gà, bột mì.. chuẩn bị sức lực cho cuộc “lao động thể lực gian khổ”.
Giai đoạn thứ nhất: Khi tử cung co bóp kèm theo cổ tử cung mở, sản phụ cảm thấy bụng nhỏ. Tử cung co bóp càng gấp, khoảng cách giữa những lần càng ngắn, miệng tử cung mở càng nhanh, thì sản phụ càng đau bụng dữ dội hơn. Do đó, sản phụ nhất định phải bình tĩnh, không nên la hét và nín thở lấy sức sớm, để bảo toàn thể lực. Hô hấp sâu khi co rút tử cung, những lần co rút tử cung nắm bắt thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Trong thời kỳ này, không cần những hộ lý đặc biệt, sản phụ nên để tâm trạng thư giãn. Khi không quá đau, thì nói chuyện với người nhà, ăn một số thức ăn dễ tiêu, như mì, hoành thánh, trứng chiên. Nếu ngủ được thì nên ngủ một giấc, nuôi dưỡng tinh thần đó là điều quan trọng. Sau khi được sự đồng ý của bác sĩ, thai phụ có thể đi lại trong phòng. Bác sĩ sẽ thường xuyên đo huyết áp, nghe nhịp tim của thai, tìm hiểu tình trạng co bóp tử cung của sản phụ, đồng thời khám trong đúng giờ, tìm hiểu quá trình mở rộng tử cung và độ cao thấp của đầu thai... Sản phụ đều nên chủ động phối hợp, như trả lời thật đúng những vấn đề. Sản phụ phải làm trống bàng quang mọi lúc, để tránh ảnh hưởng việc hạ xuống của đầu thai.
Giai đoạn thứ hai: Cổ tử cung đã mở hết, cơn đau do co bóp tử cung giảm nhẹ, sản phụ sẽ nín thở xuống dưới và dùng sức một cách không tự chủ, như dạng đi tiêu. Lúc đó, sản phụ nên nằm thẳng trên giường, hai chân giang ra, hai tay vịn hai bên giường, nghe theo chỉ dẫn của y tá trợ sản hay bác sĩ. Khi co bóp tử cung thì hít một hơi sâu vào, dùng sức dài đẩy xuống dưới, mông không nên xoay động. Khi ngắt quãng co bóp tử cung thì không nên dùng sức, nghỉ ngơi thư giãn. Lúc này nên phối hợp với làn sóng của cơn đau, khi cơ đau đến, không cần phải nhuận thức cảm giác của cơn đau, mà là đặt ý nghĩ lên việc cố gắng gia tăng sức ép bụng, giống như việc dùng lực khi đi tiêu. Người chồng nên đứng cạnh nắm chặt tay vợ, động viên dùng sức xuống dưới. Sản phụ không cần quá lo lắng, càng không nên la lối, đạp phá loạn xạ, để tránh tiêu hao thể lực, nên để tự nhiên, chú ý không nên co rút hai chân, cũng không nên chạm vào vị trí đã khử trùng trên người.
Khi đầu thai muốn ra, bác sĩ sẽ để cho sản phụ hà hơi, để tránh việc luôn dùng sức, làm cho tầng sinh môn kéo nứt. Khi cần thiết bác sĩ sẽ ứng dụng phẫu thuật cắt tầng sinh môn, để rút ngắn quá trình sinh, giúp cho thai nhi chào đời thuận lợi, và tránh tầng sinh môn rách không đều, dẫn đến đau nhiều hơn.
Giai đoạn thứ ba: Sản phụ có thể nghỉ một lát, để nhân viên đỡ đẻ xử lý đứa trẻ. Sau khoảng 5-15 phút, sản phụ lại cảm thấy tử cung co bóp, đây là tín hiệu nhau thai sắp ra. Không có cơn đau kịch liệt, chỉ cần dùng sức nhẹ, thì có thể cho nhau thai ra ngoài thuận lợi dưới sự giúp đỡ của y tá trợ sản hay bác sĩ. Bác sĩ sẽ vừa quan sát vừa tiến hành chuẩn bị vết cắt ở tầng sinh môn.
Sinh sản phải tiêu hao năng lượng thể lực lớn. Do đó, sau khi sinh sản phụ nên ngủ ngay, không nên không ngủ do hưng phấn hay bị quấy rối bởi sự thăm hỏi của người nhà. Sau khi ngủ 6-8 giờ thì vú sẽ căng đau, sữa bắt đầu tiết ra, và có thể bận rộn với việc cho con bú |