Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Sinh bằng cách mổ tử cung có an toàn hơn việc sinh bằng đường âm đạo không?

Những năm gần đây, ngành phẫu thuật trong y học, gây tê, truyền máu và chất kháng sinh... dẫn đến tính an toàn của việc mổ khi sinh cũng được nâng cao, tỷ lệ mổ khi sinh càng ngày càng nhiều. Việc mổ khi sinh vào những năm 60 của thế kỷ 20 chỉ chiếm 2% - 6% tổng số ca sinh đẻ, nhưng hiện nay tỷ lệ này tăng lên đến 16%, thậm chí có những thành phố càng cao hơn, đạt đến 35% - 50%. Số thai phụ và sản phụ đến bệnh viện yêu cầu mổ khi sinh ngày càng nhiều. Họ quan niệm cho rằng “trẻ được sinh do mổ thì thông minh”. Thật ra, những quan niệm này là không khoa học.

Thai nhi trước khi chào đời, sống trong nước ối có nhiệt độ thích hợp, khi phát sinh hiện tượng co rút tử cung, thai nhi cùng với nước ối bị ép vào đường sinh sản, da của nó bị ma sát, cơ thể bị áp lực, thể nghiệm được một loại khoái cảm về mặt sinh lý, chịu đựng thử thách đầu tiên của cuộc sống. Việc sinh đẻ là một hình thức sắp tạm biệt giữa thai nhi và mẹ, là quá trình tự hoàn thiện cuối cùng của quá trình phát triển cơ thể và tâm lý của thai nhi. Còn trẻ sinh do mổ là được bác sĩ trực tiếp lấy ra từ tử cung, chúng không chịu đựng thử thách của cơ đau và sức ép của đường sinh sản, không có quá trình huấn luyện đặc biệt để tiếp nhận ma sát và sức ép, dễ xuất hiện hội chứng trẻ sơ sinh do mổ (hội chứng thiếu ôxy do tích tụ dịch phổi). Do đó, trong quá trình sinh trưởng phát triển sau này, thì khả năng của trẻ thích ứng đối với môi trường bên ngoài khá yếu, như ảnh hưởng đến quá trình kích hoạt các trung tâm hô hấp, huyết áp, thân nhiệt, mạch đập... Mặt khác, trẻ thứ tâm được sinh sản thông qua đường âm đạo, đầu thai chịu sức ép thích hợp mà biến dạng, biến dạng này là một quá trình thức ứng, 1 – 2 ngày sau khi chào đời thì có thể hoàn toàn hồi phục, không những không tổn thương tổ chức não, hơn nữa có thể kích thích vùng hô hấp của thai nhi, có lợi cho việc kích thích quá trình tự hô hấp của trẻ sơ sinh mà xuất hiện việc trẻ khóc lớn tiếng. Đồng thời phần đầu sung huyết, có thể nâng cao tính kích thích của vùng hô hấp, có lợi cho việc thiết lập phản xạ bình thường một cách nhanh chóng của trẻ sơ sinh sau khi chào đời.

Theo tư liệu của một số nước phương Tây cho thấy, giữa tỷ lệ tử vong trong thời kỳ sinh và tỷ lệ mổ khi sinh không có mối liên quan đặc biệt. Tỷ lệ xuất huyết sau khi sinh của việc mổ khi sinh và tỷ lệ tử vong của thai nhi và sản phụ đều rõ ràng cao hơn thai phụ sinh bằng đường âm đạo. Theo các báo cáo khoa học cho thấy, điểm số thông minh của trẻ sinh bằng đường âm đạo đều tăng cao hơn so với trẻ sinh bằng cách mổ, bình quân tỷ lệ điểm là 89:85. Nhìn từ khía cạnh hoạt động tâm lý, những trẻ được sinh tự nhiên đều tốt hơn những trẻ sinh do mổ.

Qua nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ được sinh thông qua âm đạo (do chịu sự co rút của tử cung và sức ép của đường sinh sản) thông minh hơn so với trẻ sinh do mổ. Trung tâm điều trị tâm lý của thành phố Thượng Hải phát hiện thấy trong phòng khám bệnh, số học sinh gặp khó khăn trong học tập, trẻ mất ổn định trong việc tổng hợp cảm giác phần lớn đều là những trẻ được sinh do mổ. Đây là do quá trình sinh do mổ được làm cho những trẻ này mất đi việc huấn luyện xúc giác quan trọng trong đời người, mà chỉ có thể có được khi sinh tự nhiên thông qua âm đạo - tức những thí nghiệm sinh lý và tâm lý của thai như bị sức ép có quy luật...

Tuy nhiên, nếu khi phát hiện thai phụ có những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như xương chậu hẹp, thai nhi quá lớn, ngôi thai khác thường, nhau tiền đạo hay nhau thai bong sớm... thì nên tích cực tiến hành mổ lấy thai.

Có lẽ có người sẽ thắc mắc rằng: Các bác sĩ đều biết việc thai phụ sinh tự nhiên thông qua âm đạo tốt hơn việc mổ khi sinh. Vậy tại sao, trong những năm gần đây tỷ lệ mổ khi sinh lại tăng cao?

Quả thực, ở Trung Quốc tỷ lệ mổ khi sinh từ 2% - 6% vào những năm 50-60 của thế kỉ 20 tăng lên đến 10% - 15% vào những năm 70. Đây là sự phát triển đáng mừng của kỹ thuật trợ sản của khoa sản, chứng minh rõ ràng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của mẹ và trẻ do khó sinh là giảm thấp. Vào những năm 80 của thế kỉ 20 cho đến nay, tỷ lệ mổ khi sinh cho sản phụ tăng lên đến 20% - 40%, và hiện nay còn có xu hướng tăng cao. Theo tài liệu ghi chép ở các bệnh viện mỗi năm tỷ lệ mổ khi sinh là tăng cao, hiện nay chiếm gần 50% tổng số quá trình sinh đẻ. Tỷ lệ mổ khi sinh tăng một cách không hạn chế này, vẫn không giảm thấp tỷ lệ phát sinh và tỷ lệ tử vong của những biến chứng ở người mẹ và trẻ. Ngược lại, những biến chứng sau khi mổ và tỷ lệ mắc bệnh trong khoảng thời gian sẽ gia tăng, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh, và gây nên hậu quả nghiêm trọng. Do đó, nên nắm bắt thời cơ sinh đẻ và khả năng phán đoán tổng hợp một cách nghiêm khắc, không nên để những sản phụ có thể sinh bằng đường âm đạo, hướng vào những phương thức mổ khi sinh.

Mặc dù hai năm gần đây, tỷ lệ phẫu thuật khi sinh đang tăng cao, nhưng chúng tôi cho rằng, những thay đổi quan niệm nên căn cứ vào khoa học, để phân tích mặt lợi, hai của việc mổ khi sinh, đồng thời nhận thức được lợi ích của quá trình sinh đẻ tự nhiên đối với người mẹ và trẻ. Từ đó, xem việc thai nhi được sinh ra thông qua âm đạo như là phương thức sinh đẻ bình thường, để tiếp nhận và thực hiện tốt. Sản phụ nên chuẩn bị tinh thần tốt và xem cách sinh đẻ tự nhiên là con đường ra đời tốt nhất của một sinh mạng mới. Không có lý do để từ chối việc sinh con bằng âm đạo còn mổ khi sinh là việc bất đắc dĩ mà thai phụ mới chọn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình