Rất nhiều sản phụ hy vọng quá trình sinh càng ngắn càng tốt, cho trẻ nhanh chóng chào đời, cả mẹ và con đều an toàn, thoải mái. Thật ra, bất cứ việc gì cũng có quy luật, ở tình trạng bình thường, toàn bộ quá trình sinh sản của sản phụ lần đầu cần khoảng 13-18 giờ, sản phụ đã từng sinh cũng cần 7-10 giờ. Nếu sinh quá nhanh, tổng quá trình sinh sản của sản phụ sinh lần đầu không đầy ba giờ, sản phụ đã từng sinh không vượt quá hai giờ, thì y học gọi là sinh gấp. Hiện tượng sinh gấp thường phát sinh ở những sản phụ đã từng sinh, những phụ nữ từng phá thai hay kích thích đẻ. Những sản phụ phát sinh hiện tượng sinh gấp cũng không phải ít. Nguyên nhân tạo nên hiện tượng sinh gấp, không ngoài việc tử cung co rút quá mạnh, quá nhiều, hay sinh non, thai nhi khá nhỏ, ngược lại xương chậu lại quá rộng, và tổ chức ở tầng sinh môn lơi lỏng…
Sinh gấp không phải là việc tốt, nó sẽ đem đến hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và trẻ. Do tử cung co rút gấp và nhanh, dễ rách tầng sinh môn, thậm chí là cả âm đạo và cổ tử cung của sản phụ. Nếu khi đỡ đẻ, không khử trùng tốt hay bị ô nhiễm, thì hiện tượng xuất huyết sau khi sinh và nhiễm trùng khi sinh là khá nhiều. Có thể làm giảm khả năng phục hồi của quá trình co rút tử cung, nhau thai không ra, cũng sẽ để lại vết đen về việc xuất huyết nhiều sau khi sinh đối với sản phụ. Khi sinh gấp, do tử cung co rút quá mạnh, quá nhiều sẽ cản trở quá trình tuần hoàn máu của nhau thai, thậm chí gây sức ép đối với động mạch xương hông hay động mạch chủ ở bụng cung ứng máu cho nhau thai, phát sinh hiện tượng đứt đoạn nhất thời. Thai nhi do đó bị thiếu máu và thiếu ôxy, phát sinh hiện tượng trụy thai trong tử cung. Thai nhi bị tình trạng như vậy cộng thêm việc chào đời quá nhanh, dễ hấp thu chất keo và nước ối, phát sinh hiện tượng trẻ sơ sinh ngạt thở. Nếu không cấp cứu kịp thời, thai nhi sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Thai nhi chào đời quá nhanh, khó mà thích ứng với những thay đổi đột ngột của sức ép thế giới bên ngoài, dễ vỡ mạch máu ở đầu, phát sinh xuất huyết nội sọ. Ngoài ra, thai nhi thiếu ôxy còn có thể làm cho não thất và khoang dưới màng nhện xuất huyết. Trẻ mắc bệnh có thể ở vào trạng thái ngạt thở, cho dù cứu sống lại, cũng dễ chuyển biến xấu. Hiện tượng sinh gấp, nếu xảy ra ở ngoài đường, đang đi du lịch hay trong nhà, có khi sẽ làm cho trẻ sơ sinh bị thương và gãy xương ngoài ý muốn.
Để bảo đảm sức khoẻ của mẹ và trẻ, khi gặp phải những sản phụ có hiện tượng sinh gấp, nên chuyển sản phụ đến nơi tránh gió, chú ý giữ ấm. Lót thêm khăn nhựa hay quần áo sạch vào mông sản phụ, rồi lót thêm vài lớp giấy vệ sinh. Co hai chân sản phụ lại, tách ra hai bên, lộ ra phần ngoài âm đạo, dùng nước xà bông rửa sạch, nếu dùng benzalkonium bromid để khử trùng càng tốt. Sau đó, xếp khăn bông sạch hay khăn tay, đỡ lấy phần âm đạo giúp cho việc sinh ra đầu của thai nhi, cấm dùng tay bẩn hay bất cứ dụng cụ không sạch sẽ nào làm ô nhiễm âm đạo. Sau khi thai nhi được sinh ra, nếu không có dụng cụ khử trùng ở gần bên thì không cần cắt cuống rốn vội, dùng giấy sạch nắm lấy phần giữa của cuống rốn, đợi nhau thai ra. Sau đó, lấy quần áo bao lấy trẻ sơ sinh, đưa trẻ và nhau thai đến bệnh viện gần nhất để tiến hành khử trùng lần nữa rồi mới cắt bỏ cuống rốn. Khi đoạn đường khá xa hay gặp khó khăn trong việc vận chuyển, có thể cắt cuống rốn ngay đó, nhưng vật dụng phải được khử trùng nghiêm ngặt, nên ngâm kéo khoảng 15 phút trong nước sôi, hay dùng rượu để khử trùng. Dây để thắt nút phần gốc của cuống rốn cũng nên khử trùng bằng nước sôi.
Sau khi nhau thai ra, nên kiểm tra tỉ mỉ xem màng nhau thai có hoàn chỉnh không, tầng sinh môn và âm đạo có bị rách hay không. Nếu có vết rách khá sâu, lại xuất huyết khá nhiều, nên đưa sản phụ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời |