Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
“Cắt cạnh” tầng sinh môn có ý nghĩa gì?

Rất nhiều sản phụ có kinh nghiệm trong việc sinh đẻ đều biết, trong khi sinh có khi bác sĩ khoa sản cũng cắt một đường ở “thân dưới” của thai phụ. Việc này y học gọi là cắt tầng sinh môn, do nằm ở một bên, nên gọi là cắt cạnh tầng sinh môn.

Thai phụ khi sinh, những nếp nhăn niêm mạc ở lớp trong âm đạo mở ra hoàn toàn, lớp cơ ở giữa rất căng để cho thai nhi dễ rời khỏi tử cung, thông qua âm đạo. Cho dù việc giải phẩu âm đạo và đặc điểm sinh lý có lợi cho việc sinh ra thai nhi thuận lợi, nhưng trên thực tế, khi đầu thai có đường kính khoảng 10 cm được sinh ra, nếu không có sự giúp đỡ của bác sĩ trợ sản, bảo vệ tầng sinh môn, rất dễ sẽ xuất hiện hiện tượng rách tầng sinh môn với mức độ khác nhau ở các sản phụ. Ví dụ 1 số sản phụ do âm đạo và tầng sinh môn tổn thương quá nghiêm trọng mà phát sinh hiện tượng sa tử cung, làm cho không thể nhịn được việc đi tiêu, rất khốn khổ. Nếu có thể nên cắt tầng sinh môn kịp thời, vậy thì sẽ không xuất hiện những di chứng như trên, hơn nữa đều có lợi đối với sản phụ và thai nhi. Về lâm sàng, những thai phụ có những tình trạng dưới đây cần tiến hành mổ cắt tầng sinh môn.

(1) Tính đàn hồi của tầng sinh môn kém, miệng âm đạo nhỏ, hẹp hay tầng sinh môn bị viêm, bị phù… Dự tính khi thai nhi được sinh ra khó, khó tránh khỏi việc tầng sinh môn bị rách nghiêm trọng.

(2) Thai nhi khá lớn vị trí đầu thai không chuẩn, cộng thêm sức sinh không mạnh đầu thai bị kẹt ở tầng sinh môn.

(3) Những sản phụ trên 35 tuổi, thường mắc phải những bệnh nguy hiểm cao trong thời kỳ mang thai như tim, hội chứng cao huyết áp khi mang thai…để giảm bớt sự tiêu hao thể lực của sản phụ, rút ngắn quá trình sinh, giảm bớt những nguy hiểm của việc sinh đẻ đối với người mẹ và trẻ. Khi đầu thai hạ đến tầng sinh môn, thì nên tiến hành mổ cắt tầng sinh môn.

(4) Miệng tử cung đã mở hết, đầu thai khá thấp, nhưng thai nhi có hiện tượng thiếu ôxy rõ rệt, nhịp tim của thai nhi xuất hiện những thay đổi khác thường hay nhịp tim không đều, hơn nữa nước ối vẩn đục hay có phân của thai nhi.

Tầng sinh môn phía trước gần âm đạo và phía sau gần hậu môn, có khá nhiều vi khuẩn, do đó, phẫu thuật tầng sinh môn không phải là phẫu thuật không có vi khuẩn. Hơn nữa, trong âm đạo kí sinh trùng rất nhiều vi khuẩn. Nếu màng thai vở sớm, quá trình sinh kéo dài, bình thường âm đạo và tầng sinh môn bị viêm, bị phù… thì quá trình làm miệng vết mổ ở tầng sinh môn không tốt lắm. Do đó, sau khi mổ cắt tầng sinh môn, phải duy trì vệ sinh tại chỗ, mỗi lần sau khi đi vệ sinh nên dùng nước sạch rửa ngay, để tránh nhiễm trùng vết thương

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình