Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Làm cách nào để chọn cách sinh không gây đau đớn?

Giai đoạn chuẩn bị sinh ngày càng gần, nếu đây là lần đầu tiên bạn làm mẹ, nhất định là vừa vui vừa lo. Bạn vừa hi vọng sớm chào đón đứa con đáng yêu trên tay của mình, vừa hoảng sợ đối với cơn đau khi sinh. Đương nhiên, việc sinh đẻ bao gồm cả cơn đau. Nhưng, nếu có thể thông qua việc nâng cao kiến thức mà có nhận biết đối với cường độ co rút tử cung của bản thân, có hiểu biết về cơn đau, và học được cách giải toả cơn đau. Sản phụ sẽ phát hiện việc sinh đẻ không đau như những gì mà mình đã tưởng tượng.

Sinh con có nhất định là đau không? Có cách nào sinh con mà không đau đớn không? Những suy nghĩ này thường xuất hịên trong đầu các thai phụ. Thật ra, từ xưa đến nay con người vẫn luôn nghiên cứu thảo luận về vấn đề này. Hơn trăm năm trước, bác sĩ khoa sản ở Anh đã dùng chloroform tiến hành việc sinh đẻ không đau cho nữ hoàng Victoria, gây chấn động một thời. Sau này, Đức, Mỹ, Nhật… đều tiến hành những nghiên cứu tương ứng, phát hiện thấy việc sinh đẻ không đau có thể xoá bỏ tâm lý căng thẳng của sản phụ, làm cho việc sinh đẻ trở nên không đáng sợ nữa. Thực hiện việc sinh đẻ không đau, còn có thể giảm bớt những tổn thương mà forceps hay máy hút chân không gây ra cho cơ thể người mẹ và thai nhi, giảm bớt những di chứng như xuất huyết sau khi sinh hay cổ tử cung khép kín không toàn diện… Đồng thời việc sinh không đau cũng có tác dụng thúc đẩy đối với quá trình hồi phục sức khoẻ sau khi sinh và quá trình tiết sữa. Do đó, ở Mỹ, tất cả các sản phụ đều tiến hành việc sinh không đau, nhất là những phụ nữ mắc bệnh tim và những sản phụ bị chứng nhiễm độc thai nghén. Tiến hành việc sinh không đau, hệ số an toàn nâng cao nhiều.

Gần đây, một vị giáo sư bác sĩ tên là Reid của nước Anh, đưa ra một hình thức “sinh tự nhiên” cho việc sinh đẻ không đau. Khi kiểm tra trước khi sinh, ông ta dạy cho thai phụ biết cách thả lỏng cơ bắp. Khi sinh cố gắng dùng tư thế thoải mái, cố tránh nói hai chữ “đau đớn”. Khi tử cung bắt đầu co rút, thì chỉ dẫn cho sản phụ cách thả lỏng cơ thể, đồng thời hô hấp sâu, đủ để chuyển đổi sự chú ý, cuối cùng không cần dùng bất cứ thuốc gì cũng đạt được mục đích sinh không đau. Nhưng khi sử dụng phương pháp này, ở Mỹ, một số sản phụ cũng phải dùng một ít thuốc mê, hơn nữa ở tình trạng thực tế là 2/3 sản phụ vẫn cần dùng thuốc mê.

Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số phương pháp giúp thai phụ giảm đau mà không cần tới thuốc:

(1) Đầu tiên là chuyển đổi vị trí cơ thể. Có thể dựa vào người chồng hay vịn vào tường mà đi lại, đồng thời dao động xương chậu của bạn, nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn là nằm trên giường. Khi thay đổi vị trí cơ thể, còn có thể phát hiện vài tư thế đặc biệt thoải mái nào đó, có thể giảm nhẹ sức ép cho lưng.

(2) Nếu thay đổi vị trí cơ thể mà không thể giải toả cơn đau, vậy thì, sự xoa bóp của người chồng, ví dụ như xoa bóp xương cùng của bạn nhiều lần với độ thích hợp, cũng đem lại hiệu quả diệu kỳ. Căn cứ theo một số tư liệu, cách làm này có thể giải toả cơn đau lưng của 90% sản phụ khi sinh.

(3) Có thể thử dùng phương pháp kiểm soát suy nghĩ. Vẽ một bức tranh đẹp trong đầu, đây cũng là phương pháp có hiệu quả để giảm bớt nổi sợ và giảm nhẹ cơn đau. Ví dụ như trong quá trình sinh thứ nhất, khi quá trình co rút tử cung đang làm cho cổ tử cung mở rộng, bạn có thể tưởng tượng một nụ hoa đang hé nở dần, một cánh nối tiếp một cánh. Rất nhiều phụ nữ phát hiện những tưởng tượng này có thể sinh ra cảm giác thoải mái, và kèm theo một đợt đến một đợt co rút tử cung. Bạn cũng có thể thông qua việc than thở, rên rỉ, kể về cơn đau để thả lỏng sự căng thẳng, giúp cho việc phân tán sự chú ý đối với cơn đau.

(4) Phương pháp châm cứu giảm đau, là một phương pháp làm giảm đau và thúc sản khi sinh. Được phát triển trên cơ sở của việc điều trị bằng cách châm cứu và quá trình nghiên cứu việc gây mê, nhưng phải được thực hiện bởi những bác sĩ am hiểu về việc châm cứu. Do đó vận dụng lâm sàn còn hạn chế.

(5) Những năm gần đây, còn có một phương pháp giảm đau mới được ứng dụng khá rộng rãi, phương pháp kich thích thần kinh điện thông qua da (TENS). Khi sản  phụ trở dạ, đặt hai bộ điện cực ở lưng họ, sau đó nối với dụng cụ kích thích của bình điện, thông qua dụng cụ khống chế điều chỉnh cường độ độ kích thích, để kiểm soát lượng xung lực giải toả cơn đau mà thai phụ phải tiếp nhận.

Nếu những phương pháp này ít có hiệu quả, thì sử dụng thuốc để giải toả cơn đau cho sản phụ. Trước đây, đơn thuần thường dùng giảm đau bằng cách tiêm thuốc gây mê vào tĩnh mạch, do có khá nhiều tác dụng phụ, hiện tượng trong phòng sinh ít sử dụng. Những phương pháp giảm đau bằng thuốc khác giống, như gây tê, gây tê khoang dưới mạng nhện, gây tê xương cùng,  sự hấp thu chen vào của ether, gây tê ngoài màng cứng…Trong đó, gây tê ngoài màng cứng là dùng loại hình gây tê được sử dụng rộng rãi nhất, nó phong bế thần kinh để phòng tránh đau đớn lan rộng từ tử cung. Xử lý đúng, có thể làm mất tất cả cảm giác từ lưng đến hai gối, nhưng sản phụ vẫn duy trì được sự tỉnh táo. Nếu có hiện tượng khó sinh, dấu hiệu co giật hay hen nghiêm trọng, hay khi sinh phải dùng forceps, loại gây tê này đặc biệt có hiệu quả. Hơn nữa dưới quá trình gây tê này, nếu sản phụ nhất thời phải mổ, không cần những quá trình gây tê khác thì có thể an toàn. Ở nước ngoài, phần lớn những ca mổ khi sinh đều dùng cách gây tê ngoài màng cứng. Nếu bạn hy vọng tiếp nhận việc gây tê ngoài màng cứng, thì nhất thiết phải được tiến hành bởi một bác sĩ gây tê có kinh nghiệm. Quá trình này thường cần 10 – 20 phút. Thuốc tê sẽ phát sinh hiệu quả trong vài phút, và có thể thêm thuốc ngắt quãng để duy trì hiệu quả gây tê.

Tóm lại, phương pháp giảm đau không cần thuốc có thể giảm nhẹ cơn đau khi sinh, nhưng bạn vẫn cảm thấy sự tồn tại của cơn đau. Phương pháp giảm đau bằng thuốc có hiệu quả nhanh chóng, nhưng có khá nhiều tác dụng phụ, cần phải theo dõi cẩn thận. Do đó, làm giảm đau khi sinh phải căn cứ theo tình trạng của mỗi sản phụ, chọn một phương pháp phù hợp với mình nhất. Hiện nay, phương pháp khá phổ biến là: gây tê ngoài màng cứng, cộng thêm phương pháp kích thích thần kinh điện thông qua da, hai phương pháp này hỗ trợ lẫn nhau, hiệu quả giảm đau tốt, tác dụng phụ ít, đồng thời có thể thúc đẩy  quá trình co rút tử cung.

Cuối cùng, điều cần lưu ý, trạng thái tâm lý của sản phụ có ảnh hưởng quan trọng đối với mức độ chịu đựng đau đớn. Quá căng thẳng sẽ làm cho sản phụ nhạy cảm hơn với cảm giác đau đớn, ảnh hưởng quá trình co bóp tử cung, giảm chậm tốc độ sinh. Là một phụ nữ sắp làm mẹ, bạn nên xem cơn đau là một quá trình quan trọng của việc sinh đẻ. Bởi vì, mỗi lần đau đều báo trước con của bạn tiến thêm một bước đến thế giới mới

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình