Sản phụ từ khi nhau thai được sinh ra cho đến khi toàn bộ các cơ quan toàn thân (trừ tuyến vú) hồi phục lại trạng thái cơ thể lúc không mang thai, thông thường cần khoảng sáu tuần. Thời kỳ này gọi là thời kỳ sinh.
Hệ thống sinh sản trong thời kỳ sinh thay đổi lớn nhất. Đáy tử cung từ sau khi sinh từ rốn hạ đến 1 – 2 đốt tay, sau này mỗi ngày hạ 1 – 2 cm.
Khoảng 10 ngày sau khi sinh thì hạ đến trong khoang chậu. Khi kiểm tra phần bụng thì xương mu liên kết với phía trên không tiếp xúc được với đáy tử cung. Tử cung co bóp, cơ tử cung tạm thiếu máu, có thể dẫn đến những cơn đau bụng, gọi là đau do co rút tử cung sau khi sinh. Màng tử cung ngoài, chỗ gần nhau thai, cần phải sáu tuần sau khi sinh mới có thể hồi phục, còn những bộ phận khác khoảng 3 tuần mới có thể phục hồi. Cùng với quá trình rụng và hồi phục màng trong tử cung, thì màng thoái hoá bị hoại tử, máu trong tử cung trộn lẫn với nhau cùng chảy ra ngoài thông qua âm đạo, gọi là sản dịch. Trong một tuần sau khi sinh, sản dịch chứa khá nhiều máu và tổ chức màng thoái hoá ngoại tử gọi là quá trình nhiều sản dịch; tuần thứ hai sau khi sinh, thành phần máu giảm, màu đỏ nhạt, có khá nhiều màng thoái hoá ngoại tử, chất keo cổ tử cung, gọi là chảy máu tử cung sau khi sinh mang dịch tương; Tuần 3 – 4 sau khi sinh, thì quá trình chảy máu sau khi sinh chủ yếu là chất keo cổ tử cung, lượng lớn bạch cầu, màng thoái hoá, tế bào biểu bì và vi khuẩn, như dạng keo đặc, màu sáng hơi trắng, gọi là quá trình sản sinh dịch màu trắng. Khoảng 7 – 10 ngày sau khi sinh, miệng trong cổ tử cung và ngoại hình hồi phục hoàn toàn, cơ thể trở về trạng thái ban đầu. Miệng ngoài cổ tử cung của phụ nữ mới sinh thường bị nứt nhẹ, nên sau khi sinh chuyển từ hình tròn sang hình chữ nhất. Phụ nữ không cho con bú, thông thường sau khi khoảng sáu tuần thì hồi phục kinh nguyệt, khoảng 10 tuần thì hồi phục buồng trứng. Còn phụ nữ cho con bú thì khoảng 4 – 6 tháng sau khi sinh mới hồi phục buồng trứng và kinh nguyệt. Cũng có trường hợp phụ nữ cho con bú trong thời gian dài, dẫn đến việc kinh nguyệt rất chậm hồi phục.
Sau khi sinh 24 giờ thì vú bắt đầu căng, sau này dần trở nên cứng và bắt đầu tiết ra sữa với lượng ít. Khoảng 3 – 4 ngày sau thì bắt đầu tiết ra sữa màu trắng. Lượng sữa tiết ra có liên quan đến quá trình phát triển của tuyến vú, quá trình dinh dưỡng sau khi sinh, tinh thần và quá trình bú của trẻ sơ sinh.
Trong khoảng 2 – 3 ngày sau khi sinh, do tử cung giảm bớt áp lực đối với tĩnh mạch khoang dưới, làm tăng lượng máu về tim, đặc biệt là trong 24 giờ sau khi sinh, thì tăng gánh nặng cho tim. Sau khi sinh khoảng 3 – 6 tuần thì dung lượng máu hồi phục lại ở mức độ trước khi mang thai. Lượng nước tiểu sau khi sinh tăng nhiều, nhưng thường do bàng quang chịu sức ép trong quá trình sinh và vết thương tầng sinh môn đau sau khi sinh mà dễ phát sinh hiện tượng khó khăn trong bài tiết nước tiểu, làm nước tiểu ngưng tụ. Sau khi sinh, sản phụ thường nằm trên giường, hoạt động ít, nhu động ruột giảm chậm, dễ phát sinh sình ruột, táo bón…
Những sản phụ có kinh nghiệm trong việc mang thai và sinh đẻ, tìm được sự yên tĩnh và nghỉ ngơi, nhưng cần phải cho trẻ bú. Còn có những sản phụ thường sợ con khóc, hoặc lo có quá nhiều sữa hay thiếu sữa… Do đó cần sự quan tâm và chỉ dẫn của nhân viên bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giúp cho sản phụ trải qua thời kì sinh thuận lợi, sớm hồi phục |