Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Mẹ con cùng ở chung phòng có tác dụng gì?

Nếu mẹ con cùng ở chung phòng có thể tăng tình cảm gắn bó và nền tảng sinh hoạt của mẹ và con. Quan niệm mới về việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh đề xướng mẹ con cùng ở một phòng, phá vỡ quan niệm của người xưa về việc mẹ con nằm khác phòng. Cách gọi mẹ con cùng phòng là để mẹ và trẻ ở chung 24 giờ một ngày. Đây là mở đầu tốt cho quan hệ giữa mẹ và trẻ cùng với tình cảm mẹ con. Trừ khi trẻ sơ sinh do một số nhân tố như sinh non, cấp cứu… còn phải tập trung vào phòng trẻ sơ sinh để chăm sóc đặc biệt, trên nguyên tắc nên tạo điều kiện thoã mãn nhu cầu mẹ con cùng phòng. Rất nhiều sản phụ quen đặt trẻ ở bên cạnh mình, để trẻ dựa vào lòng mẹ ấm áp, tăng cảm giác an toàn cho trẻ, đồng thời, người mẹ cũng tiện chăm sóc và nuôi dưỡng. Đương nhiên phương pháp khoa học nhất là để trẻ sơ sinh trong chiếc giường nhỏ đặt bên cạnh giường mẹ, định giờ đặt con bên người mình, thông qua việc tiếp xúc qua lại giữa mẹ và con, làm cơ sở thiết lập mối quan hệ tình cảm gắn bó và sinh hoạt của mẹ con trong cuộc sống sau này.

Trẻ sơ sinh do mới sống trong môi trường lạ, nên phản ứng đối với thế giới xung quanh còn là một quá trình thích ứng dần. Lúc này, mẹ con không dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau, mà là dựa vào sự truyền cảm qua các giác quan như: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, thậm chí vị giác… để đạt được sự giao tiếp và cảm ứng về mặt tinh thần. Nếu trẻ khóc, người mẹ nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ, trẻ cũng sẽ yên lại; nếu người mẹ luôn vuốt ve, ôm ấp, thì trẻ sẽ nhanh chóng phân biệt được sự đụng chạm và hơi của người mẹ; người mẹ có thể nghe và biết được tiếng khóc của trẻ là do đói hay không khoẻ, là do sốt hay mệt. Trẻ cũng thường phát tín hiệu cho người mẹ, đói và khát thì phải khóc, sau khi ăn no thì ợ no, khi tã ướt thì kịp thời tiến hành thay ngay… Người mẹ phải luôn luôn nổ lực để thoả mãn mọi nhu cầu của trẻ.

Mẹ con nằm cùng phòng, đây là bản năng tự nhiên. Mẹ nhớ con, con lưu luyến mẹ, mẹ con sớm tối gần nhau, người mẹ có thể xoá bỏ lòng nhớ mong một cách triệt để, thả lỏng cơ thể và thư thái tinh thần, để cho tinh thần và cơ thể đạt được sự nghỉ ngơi đầy đủ, mới có thể tiết ra lượng sữa lớn sữa mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh càng bú sớm, thì sữa mẹ càng nhiều, mẹ con cùng phòng vừa thuận tiện cho cách bú sữa mang tính tuần hoàn này. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể thúc đẩy quá trình co bóp tử cung, giảm bớt việc chảy máu ở âm đạo sau khi sinh, giảm tỷ lệ phát sinh bệnh phụ khoa, như giảm bớt việc phát sinh ung thư tuyến vú và ung thư buồng trứng.

Căn cứ theo những tài liệu nghiên cứu về vấn đề mẹ con ở cùng phòng và trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, cho thấy, nếu điều kiện vú của người mẹ tốt, khả năng bú của trẻ mạnh, tốc độ tăng cân trở laị sau khi trọng lượng của trẻ giảm do sinh lý nhanh hơn nhiều so với những trẻ không ở chung phòng với mẹ. Thông thường, sau khi xuất viện, trọng lượng của trẻ tăng trở lại đã gần bằng trọng lượng khi chào đời, điều này rất có lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của trẻ. Khứu giác và thính giác của trẻ không ngừng hoàn thiện và thích ứng với tín hiệu từ người mẹ. Chỉ cần người mẹ ở bên cạnh, tâm lý của trẻ sẽ thoải mái, không sản sinh tâm trạng căng thẳng và lo sợ. Từ đó, có được một cảm giác an toàn, ăn ngon, ngủ tốt, trọng lượng tăng nhanh.

Sản phụ và trẻ ở cùng phòng, sau khi xuất hiện sẽ thích ứng nhanh với cuộc sống gia đình, xoá bỏ và giảm bớt những nỗi lo, được chồng và người nhà chăm sóc chu đáo, đem lại hạnh phúc và niềm vui cho gia đình

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình