Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cách xử lý cơn đau do co thắt tử cung sau khi sinh.

Đau do co thắt tử cung sau khi sinh, gọi là đau bụng sau khi sinh, hay cơn đau sau. Trước đây, Đông y gọi là “đau gối nằm của trẻ”, thường phát sinh vào khoảng 2 – 4 ngày sau khi sinh. Do tử cung co bóp mà dẫn đến cơn đau ở vùng bụng dưới. Những sản phụ phát sinh cơn đau này chiếm số ít, thường thấy ở những sản phụ đã từng sinh, đặc biệt là những người sinh đôi hay chuyển dạ quá nhanh. Ngược lại, cơn đau này ở những sản phụ mới sinh lần đầu khá nhẹ, đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Đau do co bóp tử cung sau khi sinh là do trong quá trình phục hồi, tử cung co bóp không ngừng và không đều đặn. Sức co rút của sợi cơ tử cung mạnh, dẫn đến mạch máu thiếu máu cục bộ, mô thiếu ôxy, làm cho sợi thần kinh chịu sức ép mà xuất hiện cơn đau kịch liệt. Do đó, sản phụ khi đau có thể thấy phần bụng dưới nổi cộm lên, dùng tay có thể sờ được tử cung co cứng. Đồng thời, do trẻ sơ sinh bú núm vú, tính phản xạ làm co bóp tử cung, dẫn đến tăng cường sức co rút. Do đó, cơn đau khi cho bú đặc biệt rõ nét. Cùng với cơn đau do co bóp tử cung, thì lượng sản dịch được tiết ra từ âm đạo cũng khá nhiều. Cơn đau khá nặng này thường là cơn đau sau.

Nếu sau khi sinh, trong tử cung còn sót lại nhau thai hay màng thai, cũng sẽ phát sinh cơn đau kịch liệt  do co bóp tử cung, thông qua quá trình co bóp để tiện bài tiết ra màng thai còn sót lại. Vì vậy, cơn đau sẽ nặng hơn, thậm chí đau đến không chịu được. Do đó, khi sản phụ bị đau dữ dội, nên kiểm tra tỉ mỉ xem trong tử cung còn sót lại vật gì không. Nếu xác nhận là không, có thể tiến hành điều trị dựa theo cơn đau sau.

Cơn đau sau thường sau 3 – 4 ngày thì tự biến mất, không phải là bệnh lý, sản phụ không cần phải lo lắng. Sản phụ có thể không cần điều trị, nếu nặng hơn thì có thể dùng thuốc giảm đau, an thần, hay tiến hành xoa bóp phần bụng dưới.

Theo hiểu biết của dân gian, họ thường cho sản phụ dùng cỏ ích mẫu nấu canh uống, một lần dùng khoảng 50g, mỗi ngày một liều, sắc nước hai lần, chia đều vào buổi sáng và tối, dùng liên tiếp trong vài ngày. Phương thuốc này có thể thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, tan bầm, giảm đau, có lợi cho quá trình bài xuất các tổ chức như sản dịch và màng thai còn sót lại… đồng thời, thúc đẩy quá trình phục hồi tử cung. Đợi cho đến khi sản phụ ngừng đau bụng, không còn sản dịch thì có thể ngừng dùng thuốc. Trong hầu hết nhà thuốc và bệnh viện có trử lượng lớn thuốc Cỏ ích mẫu đã được cô đặc. Mỗi lần dùng, pha chung với một muỗng canh nước ấm, khoảng 15 – 20ml, sản phụ mỗi ngày uống ba lần; hay dùng thuốc nước Cỏ ích mẫu có sẵn trên thị trường, mỗi lần uống một ống.

Cũng có một số vùng quen dùng thuốc sắc: Chọn dùng thuốc bắc 10g đương quy, 10g xuyên khung, 10g đào nhân, 10g than rang gừng, 10g cam thảo nướng. Mỗi ngày uống một liều, sắc nước hai lần, chia đều vào buổi sáng và tối.

Phương pháp đơn giản có thể dùng: 15g sơn tra cháy khô, 30g đường vàng, 3 miếng gừng sống, pha với nước sôi, uống thay trà, không hạn chế thời gian dùng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình