Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Sau khi sinh, cơ thể sản phụ có những thay đổi gì?

Sau khi sinh trẻ sơ sinh chào đời, một lát sau nhau thai sổ ra, sản phụ sẽ bước vào giai đoạn hồi phục sau khi sinh, tức thời kỳ hậu sản. Điều này có nghĩa là bản thân sản phụ sẽ hồi phục lại những thay đổi về mọi mặt của cơ thể. Trong thời gian này, sản phụ cần nghỉ ngơi và bồi dưỡng tốt. Trong quá trình hồi phục, cơ thể sản phụ có sự thay đổi rất lớn, chủ yếu có những điểm sau:

(1) Tử cung: Sau khi sinh thì tử cung co nhỏ, cho đến khi hồi phục lại trạng thái bình thường. Quá trình thay đổi này là: Ngày đầu tiên sau khi sinh, tử cung hạ ngang bằng với rốn; sau đó đáy tử cung mỗi ngày hạ khoảng 1-2cm; khoảng bảy ngày sau thì tử cung hạ vào khoang xương chậu, ngang mức với xương mu (tức xương ngang ở nơi tiếp giáp với lông mu); khoảng 42 ngày sau hồi phục lại mức bình thường. Độ lớn nhỏ của tử cung mới sinh xong khoảng bằng đầu trẻ, nặng khoảng 1kg. Khoảng 4-6 tuần sau khi sinh sẽ hồi phục về mức trước khi mang thai, tức độ lớn nhỏ của quả trứng gà, khoảng 50-70g. Quá trình thay đổi này được gọi là “phục hồi tử cung”, vì vậy, khoảng 42 ngày sau khi sinh, sản phụ nên đến bệnh viện tiến hành kiểm tra sản khoa, xác định xem tử cung có hồi phục bình thường không.

(2) Cổ tử cung: Cổ tử cung khi sinh biểu hiện xốp mềm, sung huyết, phù thũng, vách cổ tử cung rất mỏng đến nỗi nhăn như cổ tay áo, dạng khoang rỗng, trải qua khoảng 20-28 ngày, thì tình trạng xung huyết và phù biến mất, cổ tử cung khép kín hoàn toàn, hồi phục độ lớn nhỏ như bình thường. Do tổn thương khi sinh, miệng ngoài cổ tử cung của sản phụ lần đầu mất đi hình tròn ban đầu (dạng lúc chưa sinh) mà trở thành vết nứt ngang (dạng khi đã sinh). Bác sĩ thường căn cứ vào điều này mà phán đoán sản phụ lần đầu, hay là sản phụ đã từng sinh.

(3) Sản dịch: những chất tiết ra từ âm đạo sau khi sinh, bao gồm: Máu, tổ chức màng thoái hoá ngoại tử và chất keo… có mùi đặc biệt, gọi là sản dịch. Khoảng ba ngày đầu sau khi sinh, lượng máu chảy ra từ tử cung khá nhiều, màu đỏ tươi, chứa nhiều cục máu nhỏ và tổ chức màng thoái hoá ngoại tử… đó cũng là sản dịch. Sau 3 – 5 ngày thì sản dịch chuyển sang màu đỏ nhạt, chứa ít máu, có khá nhiều chất keo của cổ tử cung và chất tiết ra từ âm đạo, còn có màng thoái hoá ngoại tử, bạch cầu và vi khuẩn. Loại sản dịch này gọi là sản dịch mang dịch tương. Khoảng 10 – 14 ngày sau khi sinh, nó chuyển sang màu trắng hay màu vàng nhạt, bên trong chứa lượng lớn bạch cầu, tế bào màng thoái hoá, tế bào biểu bì và vi khuẩn. Lúc này gọi là sản dịch màu trắng. Khoảng 4 - 6 tuần thì ngừng tiết sản dịch, sau sáu tuần thì tăng lượng huyết trắng trong suốt.

Khoảng ¾ sản dịch sẽ được tiết ra trong 4 - 5 ngày đầu, nhưng nếu sản phụ không cho bú, hoặc mổ khi sinh, thì tiết sản dịch khá ít.

(4) Biến đổi âm đạo: Sau khi sinh, âm đạo trở nên lỏng, nếp nhăn xung quanh âm đạo giảm, niêm mạc âm đạo bằng phẳng, giống như những phụ nữ sau khi mãn kinh. Thông thường, trong thời gian ngắn, niêm mạc âm đạo không dễ hồi phục hoàn toàn lại tình trạng trước khi mang thai, chỉ sau khi ngừng cho bú, có kinh nguyệt trở lại, chức năng của buồng trứng hồi phục bình thường, dưới tác dụng của estrogen, niêm mạc âm đạo mới dần hồi phục lại bình thường. Nhưng trong một tháng thì âm đạo vẫn còn những biến đổi lớn. Ví dụ như khi sinh, do thai nhi ép vào miệng ngoài âm đạo, thường dẫn đến sung huyết và phù ngoài âm đạo, hay có những vết nứt khác nhau, tình trạng này thường biến mất dần trong 10 ngày sau khi sinh. Vết nứt hay vết mổ của tầng sinh môn sau khi được khâu, thường được cắt chỉ vào ngày thứ bảy sau khi sinh.

(5) Vú tiết sữa: cùng với sự gia tăng số ngày mang thai, thì vú dần trở nên đầy đặn, núm vú và vầng vú trở nên đen, để làm công tác chuẩn bị bú sữa cho đứa con sắp chào đời. Sau khi nhau thai được sổ ra, trải qua khoảng 24 giờ, vú bị ảnh hưởng bởi prolactin được tiết ra từ não, thì vú bắt đầu tiết khá nhiều sữa. Lúc này có thể cho trẻ bú. Sữa tiết ra trong một tuần sau khi sinh gọi là sữa đầu. Đồng thời do việc bú sữa của trẻ, sẽ kích thích tuyến yên tiết ra một số hormon giới tính. Một mặt tăng quá trình tiết sữa, mặt khác lại thúc đẩy quá trình co bóp tử cung, làm cho sản phụ có cảm giác đau và khoái cảm nhất định.

(6) Thông thường thân nhiệt của sản phụ trong thời kì hậu sản là bình thường, nhưng khi quá trình sinh kéo dài hay quá mệt mỏi, thì thân nhiệt có thể hơi tăng cao, thông thường không vượt quá 38oC, vài ngày sau có thể hồi phục lại bình thường, không cần xử lý đặc biệt. Sau khi sinh 3 – 4 ngày, vú căng đầy, sản phụ có thể bị sốt nhẹ, nhưng thông thường nhiệt độ không vượt quá 38oC và tự hồi phục trong  24 giờ. Do quá trình ngừng tuần hoàn nhau thai, tử cung co nhỏ, lượng máu tuần hoàn giảm dần, cộng thêm việc nằm nghỉ vào thời kì hậu sản, bài tiết nhiều, ăn ít. Sản phụ sẽ thư giãn tinh thần, nhịp mạch đập của sản phụ chậm và đều, mỗi phút khoảng 60 – 70 lần, một tuần sau khi sinh thì hồi phục bình thường. Sau khi sinh do sức ép của bụng giảm, cơ hoành hạ thấp, do đó hô hấp sâu và chậm, mỗi phút khoảng 14 –16 lần.

(7) Protein máu và số lượng hồng cầu thường do sự thay đổi của dung lượng máu mà tăng lên, bạch cầu tăng cao khi chuyển dạ. Thời kì đầu của quá trình hậu sản vẫn khá cao, số lượng bạch cầu có thể đạt đến 20.000 – 30.000, khoảng một tuần sau khi sinh có thể giảm xuống mức bình thường.  Phần lớn quá trình thiếu máu do sinh lý của sản phụ được hồi phục dần sau khoảng 2 – 6 tuần sau khi sinh. Lượng máu lắng khá cao trong thời kì hậu sản, đến 6 – 10 tuần sau khi sinh thì hồi phục bình thường.

(8) Sau khi sinh, chức năng bài tiết của da rất tốt, do đó sản phụ khi ngủ hoặc mới ngủ dậy, lượng mồ hôi tiết ra khá nhiều. Vì sau khi sinh, cơ thể tiết ra những chất tích tụ trong những tháng mang thai. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến bài tiết nhiều nước trên da. Đây là hiện tượng sinh lí bình thường. Hiện tượng tiết mồ hôi này sẽ tự cải thiện tốt trong vài ngày sau. Nhưng do tiết quá nhiều mồ hôi, thậm chí ướt đẫm áo hoặc chăn, cộng thêm việc bị lạnh do không cẩn thận, sản phụ rất dễ bị cảm. Do đó, Đông y chủ trương điều hoà thích hợp, vệ sinh và dinh dưỡng, thêm vào là cách điều trị lợi nước. Thông thường, có thể rút ngắn thời gian tiết mồ hôi, giảm bớt lượng mồ hôi tiết ra sẽ có lợi cho việc phòng tránh cảm cúm.

(9) Khoảng  4 – 6 tuần những vết rạn da do quá trình mang thai có màu  nâu đỏ sẽ dần biến thành màu trắng trong suốt, không rõ nét. So với trước khi mang thai, phần lớn sản phụ cảm thấy phần bụng hơi lỏng, nhưng chỉ cần hoạt động sớm như tập những bài thể dục bảo vệ sức khoẻ trong thời kỳ hậu sản, đặc biệt là tập cơ bụng, và chú ý tăng cường dinh dưỡng cho chế độ ăn uống. Hầu hết cơ thể sản phụ đều có thể hồi phục lại trạng thái trước khi mang thai, không cần phải quá lo lắng.


 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình