Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cách phòng tránh hiện tượng nhiễm khuẩn trong thời kỳ hậu sản.

Nhiễm khuẩn trong thời kỳ hậu sản là chỉ giai đoạn khi sinh và thời kỳ hậu sản. Đường sinh dục chịu sự nhiễm trùng của bệnh mà dẫn đến thay đổi do viêm cục bộ hay toàn thân. Sản phụ sau khi sinh 24 giờ cho đến 10 ngày sau khi sinh phải dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, một ngày đo bốn lần, nếu có hai lần đạt đến hay vượt quá 38oC, tức có hiện tượng nhiễm khuẩn trong thời kỳ hậu sản. Nhiễm khuẩn bao gồm ở những chỗ khác ngoài đường sinh dục và sốt, như nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, viêm tuyến vú, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên…

Do sức đề kháng của phụ nữ trong thời kỳ hậu sản giảm thấp, do đó cần nghiêm túc làm tốt công tác dự phòng: Nên thường xuyên lau người, duy trì cho toàn thân sạch sẽ. Trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai tránh tắm trong bồn và làm tình, tăng cường dinh dưỡng, tăng cường thể chất. Điều trị các chứng bệnh tổng hợp như viêm âm đạo cấp tính và viêm cổ tử cung… Tránh màng thai vỡ sớm, ngưng trệ quá trình mang thai, tổn thương đường sinh dục và xuất huyết sau khi sinh. Khử trùng những vật dụng của sản phụ, tuyệt đối tuân theo các thao tác tránh nhiễm vi khuẩn, nắm vững những chỉ chứng về việc mổ khi sinh. Sau khi sinh thì theo dõi nhiệt độ cơ thể của sản phụ nghiêm ngặt. Đối với những sản phụ có khả năng phát sinh nhiễm khuẩn trong thời kỳ hậu sản, thì nên dùng kháng sinh để điều trị dự phòng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình