Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Sản phụ nên chú ý đến những vấn đề gì khi sinh bằng cách mổ tử cung?

Mổ khi sinh là vấn đề nghiêm trọng trong cuộc đời người phụ nữ, là hình thức quan trọng cho sự chào đời của trẻ, nhưng sẽ đem đến tổn thương và gánh nặng nhất định cho tâm hồn và thể xác sản phụ. Mổ khi sinh là ca phẫu thuật mổ bụng lớn, để giải quyết hiện tượng khó sinh, quá trình hồi phục sau khi phẫu thuật có thuận lợi hay không, sẽ có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khoẻ sau này của sản phụ. Do đó, sau khi mổ nên chú ý đến việc nghỉ ngơi và việc vệ sinh tốt. Điều này rất quan trọng. Vì vậy, sản phụ sau khi phẫu thuật, nhất định phải chú ý đến những vấn đề sau:

(1) Không nên nằm thẳng: sau khi phẫu thuật thì tác dụng của thuốc tê biến mất, sản phụ cảm thấy vết thương đau, khi nằm thẳng thì nhạy cảm nhất đối với cơn đau do co bóp  tử cung. Do đó nên chọn cách nằm nghiêng hay nằm nửa người để cơ thể và giường tạo thành góc khoảng 20o – 30o. Lót chăn đệm hay thảm lông sau lưng, nhằm giảm nhẹ sự chấn động và cơn đau kéo dài đối với vết thương khi cơ thể di chuyển.

(2) Không nên nằm tĩnh: sản phụ có cảm giác hồi phục sau khi sinh, thì nên tiến hành hoạt động cơ thể và tứ chi. Sau 24 giờ nên tập trở mình, ngồi dậy, và xuống giường hoạt động chậm. Như vậy có thể tăng thêm nhu động của ruột và dạ dày sớm bài khí, đồng thời còn có thể phòng tránh tắc nghẽn những bộ phận khác do dính ruột và hình thành cục nghẽn.

(3) Cơn đau có khác thường không: sau khi mổ, thành bụng của sản phụ sẽ có cảm giác đau đớn nhưng cơn đau này thường có thể chịu được. Nếu vết thương phẫu thuật đau không chịu được, thì nên kịp thời nói với bácsĩ, kiểm tra lại xem có phải tồn tại khối máu tụ ở thành bụng không.

(4) Chảy máu quá nhiều: âm đạo của sản phụ chảy máu (tức sản dịch có nhiều máu) không vượt quá mức kinh nguyệt bình thường của sản phụ. Nếu âm đạo chảy máu quá nhiều, thì nên kịp thời nói với bác sĩ, để tránh dẫn đến mất máu quá nhiều, thậm chí phát sinh hậu quả nghiêm trọng như choáng do mất máu…

(5) Duy trì cho ống niệu thoải mái: sau khi mổ, ngay chỗ vết thương phải đặt ống dẫn niệu, đến khoảng 48 tiếng sau khi sinh thì lấy ra. Trong giai đoạn giữ ống dẫn niệu, nên duy trì ống niệu thoải mái, và kịp thời loại bỏ hiện tượng tích tụ nước tiểu. Sau khi lấy ống niệu ra không nên nín tiểu, trong khoảng 3 – 4 giờ, sản phụ ít nhất đi tiểu một lần. Bởi vì bàng quang quá căng có thể ảnh hưởng đến quá trình co bóp bình thường của tử cung, nghiêm trọng hơn là dẫn đến xuất huyết nhiều sau khi sinh.

(6) Không nên ăn quá no: khi mổ, đường ruột không tránh khỏi sự kích thích, chức năng bình thường của ruột và dạ dày bị ức chế, và nhu động ruột giảm chậm. Nếu sản phụ ăn quá no sẽ làm gia tăng các vật trong ruột. Thời gian tích tụ kéo dài, nó không những có thể gây nên táo bón, mà còn tăng nhiều sản khí, dẫn đến sức ép bụng tăng cao, không có lợi cho quá trình hồi phục. Cho nên trong 6 tiếng sau khi phẫu thuật, sản phụ không được ăn. Sau thời gian này, có thể tăng dần lượng thức ăn.

(7) Bảo vệ vết thương ở bụng: Vết thương ở bụng thường sau 7 ngày thì cắt chỉ, vết thương ở thành bụng chưa cắt chỉ, hoặc sau khi cắt chỉ mà vết thương chưa lành, sản phụ không được tuỳ tiện mở băng, hay dùng tay sờ mó vết thương. Khi ho nên dùng tay ép chặt 2 bên vết thương, để giảm nhẹ cơn đau do chấn động của cơn ho, và có thể tránh việc bung vết thương. Nên phòng tránh bệnh cảm cúm một cách nghiêm ngặt, cảm ho có thể ảnh hưởng đến quá trình lành của vết thương, ho kịch liệt thậm chí có thể thành hiện tượng kéo nứt vết thương. Những sản phụ đã bị cảm nên kịp thời uống thuốc điều trị. Ngoài ra, nên bảo đảm sạch sẽ vết thương ở bụng và âm đạo, khi ngứa không nên gãi, chú ý vệ sinh tốt.

(8) Đặc biệt chú ý vệ sinh: sau khi mổ, sản phụ nên đặc biệt chú ý đến vệ sinh. Mỗi ngày đều nên rửa mặt, đánh răng, súc miệng sau khi ăn. Rửa tay trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh và trước khi cho con bú phải rửa núm vú. Giữ cho âm đạo sạch sẽ, nên rửa sạch khi đi tiểu tiện, vệ sinh mỗi ngày. Trước khi thay giấy vệ sinh nhất định phải rửa tay, trong thời gian giữ gìn ống dẫn niệu, mỗi ngày cũng phải lau rửa ngoài âm đạo. Khi rửa âm đạo nên dùng chậu chuyên dụng sạch sẽ, không có vi khuẩn. Sản phụ có điều kiện, tốt nhất là rửa bằng dòng nước chảy (cũng có thể dùng nước ấm trong bình mà rửa). Trước khi rửa nên dùng xà bông thuốc rửa tay, sau đó dùng tư thế quỳ để rửa ngoài âm đạo, cuối cùng rửa hậu môn. Rửa hậu môn xong thì không nên rửa âm đạo nữa. Nên chú ý không để nước chảy vào âm đạo, để tránh vi khuẩn đi vào gây nhiễm khuẩn khoang tử cung. Khoảng 1 tháng sau khi sinh, vết thương ở bụng có thể lành hoàn toàn, sản phụ tự cảm thấy hồi phục thể lực nên bắt đầu tắm rửa. Sau khi sinh nên thường xuyên thay áo lót, quần lót và ga trải giường, chăn đệm để tránh phát sinh hiện tượng nhiễm khuẩn trong thời kì hậu sản.

(9) Đi vệ sinh kịp thời: Sau khi mổ, do đau đớn mà không dám dùng sức ở phần bụng, không kịp bài tiết vệ sinh, dễ tạo thành hiện tượng sỏi thận và táo bón. Vì vậy, sau khi mổ, sản phụ nên kịp thời bài tiết vệ sinh theo thói quen thường ngày.

(10) Chọn tư thế nằm nghỉ: Vị trí cơ thể của sản phụ sau khi mổ quyết định bởi nhiều loại gây tê trong quá trình phẫu thuật, cùng với bệnh tình của họ. Thường là sản phụ được gây tê toàn thân, nên bỏ gối, nằm ngủ với tư thế nằm nghiêng. Như vậy có thể phòng tránh những vật được ói ra, không đi vào khí quản, dẫn đến ngạt thở; sản phụ được gây tê từ phần lưng trở xuống nên bỏ gối nằm thẳng, sau 6 tiếng thì mới có thể sử dụng gối, để tránh phát sinh những biến chứng như đau đầu sau khi gây tê… Sản phụ được gây tê cục bộ thì nằm nghiêng bên trái, cũng có thể nằm thẳng; sản phụ bị mắc chứng cao huyết áp thì tốt nhất là nằm với tư thế đầu cao chân thấp.

(11) Tăng dần thứ tự hoạt động: Sản phụ mổ khi sinh, thường vào ngày thứ nhất sau khi mổ có thể ngồi dậy trên giường; ngày thứ 2 sau khi lấy ống dẫn niệu ra có thể xuống đất đi vệ sinh; ngày thứ 3 có thể đi lại trong phòng, xung quanh giường hay dựa tường mà đi. Còn những sản phụ có biến chứng nặng sau khi mổ như: xuất huyết tổng hợp, sốt cao, thiếu máu, cao huyết áp, bệnh tim… nên lùi thời gian xuống giường hoạt động theo lời dặn của bác sĩ. Hoạt động sau khi mổ nhất định phải tuần tự tăng dần, lựa lúc để làm cho hợp lý, cường độ không nên cứng nhắc. Lần đầu xuống giường sản phụ nên để nhân viên hộ lý hay người nhà dìu. Khi cảm thấy chóng mặt khó chịu nên lên giường nghỉ ngơi ngay, cẩn thận đề phòng té ngã do bất cẩn.

(12) Sắp xếp chế độ ăn uống hợp lý: Sau khi mổ có thể ăn uống vào lúc nào, tốt nhất nên dựa theo tình trạng phẫu thuật và chỉ dẫn của bác sĩ thực hiện. Khi bắt đầu ăn sản phụ có thể ăn bột ngó sen, bột ngó sen trứng, canh trứng, cháo lõng, nước cam hay chè… trong chế độ ăn uống nên chú ý bổ sung những thức ăn có chứa nhiều protein như trứng gà, thịt gà, thịt nạc… có lợi cho quá trình lành vết thương ở thành bụng và tử cung.  Ngoài ra, có thể ăn một ít trái cây tươi (trái mùa có thể ăn trái cây đóng hộp) để bổ sung các loại vitamin, thúc đẩy quá trình bình phục. Khi ăn trái cây chú ý rửa sạch, sản phụ bị táo bón có thể ăn một ít chuối. Ngoài ra nên ăn ít cá. Căn cứ theo tài liệu nghiên cứu trong đó có chứa một loại chất axít hữu cơ, nó có tác dụng ức chế quá trình ngưng tụ của tiểu cầu máu, không có lợi cho quá trình cầm máu sau khi mổ và lành vết thương của sản phụ.

(13) Tiến hành bồi bổ hợp lý: Bồi bổ là chọn dùng những thực phẩm có hiệu quả nhất định cho quá trình điều trị hay thuốc được chế từ thuốc bắc, để cải thiện được triệu chứng, thúc đẩy quá trình hồi phục chức năng cơ thể, có tác dụng tăng sữa có lợi cho trẻ. Phụ nữ sau khi sinh thường thể chất khá yếu, nhất là sản phụ mổ khi sinh. Do đó, nhằm vào tình trạng và nhu cầu khác nhau của mỗi sản phụ, mà tiến hành bồi bổ thích hợp.

(14) Cuộc sống tình dục được hồi phục sau 100 ngày: 100 ngày sau khi mổ, nếu không xuất huyết âm đạo, không có những hiện tượng khác thường như vết thương không lành… thì có thể hồi phục cuộc sống tình dục. Nên phải chú ý tránh thai, trong một năm sau khi mổ, tốt nhất chọn dùng phương pháp tránh thai, như dùng bao cao su hay dụng cụ hạn chế sinh đẻ trong tử cung. Sau khi ngừng cho con bú thì mới có thể chọn dùng thuốc tránh thai. Sản phụ mổ khi sinh, đặc biệt không được xem nhẹ việc tránh thai, để tránh hiện tượng màng thai liên tục, làm tăng thêm những gaáh nặng không tốt cho tử cung.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình